Xã hội hóa đầu tư phương tiện tuyến xe buýt nhanh BRT số 1

Ngày 7-12, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, vừa đề xuất UBND thành phố chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án phát triển giao thông xanh thành phố (xe buýt nhanh BRT) bằng phương án xã hội hóa mua sắm phương tiện xe buýt nhanh.
Xã hội hóa đầu tư phương tiện tuyến xe buýt nhanh BRT số 1

(SGGP).- Ngày 7-12, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, vừa đề xuất UBND thành phố chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án phát triển giao thông xanh thành phố (xe buýt nhanh BRT) bằng phương án xã hội hóa mua sắm phương tiện xe buýt nhanh.

Đồng thời, Sở GTVT cũng đề xuất phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật cho dự án “Phát triển giao thông xanh thành phố” do Cục kinh tế liên bang Thụy Sĩ ủy thác cho Ngân hàng Thế giới tài trợ để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP, tuyến BRT số 1 trên đường Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ đã được điều chỉnh với tổng mức đầu tư mới gần 131 triệu USD (giảm 12,7 triệu USD). Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị (chủ đầu tư) đề xuất giải pháp xây dựng mới 2 làn BRT về phía dải phân cách giữa (tổng chiều dài 3,8 km) trên đường Mai Chí Thọ (đoạn từ đường Đồng Văn Cống tới nút giao Cát Lái) nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đối với tình hình giao thông hiện tại. Các loại xe được phép đi trên làn BRT gồm xe buýt truyền thống và xe buýt gom tại một số vị trí, xe cứu hỏa, xe cấp cứu, xe cảnh sát đang làm nhiệm vụ, các phương tiện khác theo điều tiết tạm thời của cảnh sát giao thông.

Dự báo, lưu lượng hành khách trung bình 6.000 lượt hành khách/ngày cho năm đầu tiên vận hành vào năm 2019, các năm tiếp theo sẽ tăng lên và đến năm 2026 sẽ đạt mức 25.360 lượt hành khách/ngày.

Dự báo, lưu lượng hành khách trung bình 6.000 lượt hành khách/ngày cho năm đầu tiên vận hành vào năm 2019, các năm tiếp theo sẽ tăng lên và đến năm 2026 sẽ đạt mức 25.360 lượt hành khách/ngày. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Tuyến BRT số 1 sẽ kết nối với khu vực Chợ Bến thành và Bến xe Chợ Lớn. Số lượng xe dự kiến là 23 xe cho năm đầu vận hành và tăng thêm nếu số lượng hành khách tăng trong các năm tiếp theo. Liên quan đến bãi đỗ, chủ đầu tư đề xuất 3 bãi đỗ xe tại các vị trí gồm nhà ga Rạch Chiếc, bãi hậu cần kỹ thuật Thủ Thiêm và trạm dừng số 27 kết nối với ga metro Rạch Chiếc.

Về quy mô và số lượng các trạm dừng, tuyến BRT được thiết kế theo hướng mở đối với khu vực nhà chờ (có bố trí lan can, cửa chắn để đảm bảo an toàn) và đóng đối với khu vực mua/kiểm soát vé. Trạm dừng BRT được thiết kế dạng modul để có thể được kéo dài khi lưu lượng hành khách tăng.

Đối với phương án thu vé điện tử, chủ đầu tư kiến nghị sử dụng phương án thu vé tại trạm dừng và đề xuất không đầu tư hệ thống máy bán vé tự động trong giai đoạn 1.

 Quốc Hùng

Tin cùng chuyên mục