Quản lý tài nguyên khoáng sản kém hiệu quả

Tại hội thảo về “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu” diễn ra ngày 8-10, tại Hà Nội, ông Matthieu Salomon, Quản lý chương trình Đông Nam Á, Viện Giám sát nguồn thu (Hoa Kỳ), cho biết, theo chỉ số quản trị tài nguyên năm 2013, Việt Nam đạt 41 điểm, xếp thứ 43 trong 58 nước được điều tra, khảo sát. Trong khi đó, nước đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quản trị có số điểm 71 - 100 điểm, một phần 51 - 70 điểm, yếu 41 - 50 điểm và không đáp ứng 0 - 40 điểm.

(SGGP).- Tại hội thảo về “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu” diễn ra ngày 8-10, tại Hà Nội, ông Matthieu Salomon, Quản lý chương trình Đông Nam Á, Viện Giám sát nguồn thu (Hoa Kỳ), cho biết, theo chỉ số quản trị tài nguyên năm 2013, Việt Nam đạt 41 điểm, xếp thứ 43 trong 58 nước được điều tra, khảo sát. Trong khi đó, nước đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quản trị có số điểm 71 - 100 điểm, một phần 51 - 70 điểm, yếu 41 - 50 điểm và không đáp ứng 0 - 40 điểm.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, tuy nhiên, việc quản trị thời gian qua còn nhiều bất cập như: khai thác xuất khẩu thô phổ biến; hiệu quả sử dụng thấp, thất thoát cao; nhiều nơi để lại hậu quả cho môi trường; thiếu minh bạch quản lý, cấp phép, sử dụng… Ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, chỉ có khoảng 30% - 40% tổ chức đang khai thác khoáng sản thực hiện việc báo cáo định kỳ theo quy định.

Thực tế này khiến cho Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, Nhà nước không nắm rõ được thực trạng một nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước - vốn tài nguyên khoáng sản. Cũng từ đó, nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên bị thất thoát. Về thể chế, Luật Khoáng sản năm 2010 đã có hiệu lực từ ngày 1-7-2011, song đến nay Chính phủ mới ban hành 2 nghị định (quy định chi tiết một số điều của Luật và đấu giá quyền khai thác khoáng sản); chưa có hướng dẫn mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản cũng chưa được ban hành.

Để khắc phục những tồn tại này, ông Lại Hồng Thanh cho rằng, một trong những giải pháp nhằm giám sát khai thác hợp lý, hiệu quả là quy định cụ thể, rõ ràng, minh bạch trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu lộ trình đến năm 2015 tham gia “Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai khoáng” mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện để nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản.

ANH THƯ - NGỌC QUANG

Tin cùng chuyên mục