Thời tiết giao mùa thu - đông là môi trường thuận lợi để nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát như sởi, sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, tiêu chảy, hô hấp...
Nhằm cung cấp thêm kiến thức phòng và ngừa bệnh, nhất là trong các trường học, cơ sở mầm non và gia đình, Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Phòng chống hiệu quả các bệnh giao mùa”, với sự tham dự của các chuyên gia: TS-BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM; PGS-TS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Ths.BS Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM.
Khách mời
TS-BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM
PGS-TS Phạm Văn Quang - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1
Ths.BS Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM
Theo lịch tiêm sởi của dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc xin ngừa sởi lúc 9 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi. Trường hợp con bạn đã tiêm sởi lúc 9 tháng tuổi và tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella lúc 12 tháng tuổi, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn lịch tiêm tiếp theo cho phù hợp.
Tôi đang cho con bú, vậy tôi có được tiêm vaccine sởi không thưa ông?
Phụ nữ đang mang thai là chống chỉ định với việc tiêm vắc xin sởi. Trong quá trình bạn đang cho con bú thì cần thận trọng khi chỉ định tiêm vắc xin sởi.
Bác sĩ Lê Hồng Nga có thể cho biết những biểu hiện của bệnh sởi như thế nào? Bệnh sởi có nguy hiểm không nếu điều trị theo kinh nghiệm dân gian?
Có mấy người bạn bảo để ngừa dịch bệnh tay-chân-miệng phải lấy hóa chất diệt trùng Chloramin B lau chùi nhà cửa, đồ chơi cho trẻ. Tôi muốn hỏi chất này mua ở đâu và sử dụng thế nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe con nhỏ không? Xin cảm ơn bác sĩ.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường là một trong những biện pháp phòng chống tay chân miệng hữu hiệu. Trong quá trình vệ sinh không để trẻ tiếp xúc với hóa chất và lau lại bằng nước sạch sau 30 phút. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu bao gồm:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ...
3. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
4. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay ở cơ sở y tế.
Trong giai đoạn giao mùa nhiều bệnh truyền nhiễm hiện nay, cha mẹ cần chú ý những vấn đề gì về dinh dưỡng cho trẻ ? Thưa bác sĩ.
Hiện nay tại các tỉnh miền Bắc đang vào mùa Đông, bác sĩ Lê Hồng Nga có thể đưa ra lời khuyên cho chúng tôi cách phòng tránh các dịch bệnh nguy hiểm vào giai đoạn chuyển mùa?
Con trai tôi được gần 5 tháng. Khi được 2 tháng cháu đã bị viêm phổi phải vào viện điều trị tiêm kháng sinh 7 ngày. Đến nay lại bị tái phát viêm phổi phải điều trị tiêm thêm 6 ngày nữa. Tôi thực sự lo lắng nếu con tôi cứ bị tái phát bệnh này. Chỉ trong thời gian ngắn thì tiêm nhiều kháng sinh như vậy có ảnh hưởng gì không?
Bác sĩ có thể cho biết biến chứng của bệnh tay chân miệng là gì và làm thế nào phát hiện sớm biến chứng của bệnh?
Rất cảm ơn câu hỏi của bạn Tú Uyên!
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) có thể có các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp và có thể gây tử vong.
Các dấu hiệu cảnh báo nặng, cần đến ngay cơ sở y tế như:
- Sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Giật mình chới với.
- Rung chi, đi đứng loạng choạng.
- Lừ đừ, ói nhiều.
- Thở bất thường.
- Da nổi bông, vân tím.
- Kích thích, lơ mơ, hôn mê.
Vì vậy khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo cần mang trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi Amiăng phát tán trong môi trường. Amiăng có thể gây bệnh bụi phổi–Amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), v.v... Người tiếp xúc với amiang thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu từ 20-30 năm nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh.
Để phòng ngừa bệnh, người lao động cần thường xuyên sử dụng các loại trang thiết bị phòng hộ cá nhân đúng tiêu chuẩn chất lượng (quần áo, giầy dép, khẩu trang); không hút thuốc, ăn uống tại nơi làm việc; tắm rửa thay quần áo tại nơi lao động, không mang quần áo bẩn về nhà để giặt; định kỳ khám, chụp phim X quang phổi, đo chức năng hô hấp để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh có liên quan đến Amiăng…
Cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các dấu hiệu của bệnh liên quan đến Amiăng như đau tức ngực và khó thở, đau tức ngực khi gắng sức là hai triệu chứng chính của bệnh; ho kéo dài; lúc đầu ho khan, sau ho kèm theo khạc đờm; ho ra máu, thở khò khè…, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
Cảm ơn câu hỏi của bạn Tú Nguyệt!
Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh, đặc biệt ở các trường học cấp học mầm non, tiểu học, vậy bao giờ chúng ta mới có vaccine phòng bệnh này để người dân có con nhỏ bớt lo lắng?
Bệnh tay chân miệng là bệnh do vi rút đường ruột gây ra. Sau khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh khoảng 3-7 ngày, trẻ có biểu hiện sốt, mệt mỏi, biếng ăn, phát ban dạng bóng nước ở vùng tay, chân, mông, nổi bóng nước ở miệng. Bệnh thường nhẹ, nhưng một số ít trường hợp có thể diễn biến nặng với các biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. Biện pháp phòng ngừa căn cơ gồm:
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là người chăm sóc hoặc giữ trẻ), nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám ngay ở cơ sở y tế.
Tôi bị SXH, nằm điều trị tại nhà thì có thể lây cho những người trong gia đình không?
Bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa, vậy có cách nào để phòng tránh?
Bệnh xoang có chữa khỏi được không? Tôi đi khám và đã bị đa xoang, vậy nếu sau khi mổ xoang tôi có khỏi hoàn toàn không?
Cảm ơn câu hỏi của bạn Thủy Nguyên!
Nhiều người nói ho dị ứng, xin hỏi bác sĩ ho dị ứng là bệnh gì? Có cần uống kháng sinh để điều trị không?
Tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP hiện nay như thế nào?
Thưa bác sĩ, con tôi bị ho nhiều ngày nay và trong miệng xuất hiện nhiều nốt đỏ xung quanh khoang miệng, vậy con tôi đã bị bệnh gì và phải điều trị như thế nào?
Tất cả trẻ sơ sinh cần phải tiêm 1 mũi vắc xin viên gan B trong vòng 24 giờ ngay sau sinh. Mũi tiêm này nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi B cho trẻ do mẹ có thể lây qua. Một khi trẻ sinh ra bị nhiễm vi rút viêm gan B thì có hơn 90% số trẻ này sẽ mắc bệnh viêm gan mạn tính suốt đời, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Các bà mẹ hãy bảo vệ con mình tránh khỏi bệnh nguy hiểm này bằng cách cho con tiêm 1 mũi vắc xin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh. Đây là khoảng thời gian vàng để phòng ngừa viêm gan B ở trẻ sơ sinh, quá thời gian này thì hiệu quả của việc tiêm ngừa viêm gan B ở trẻ sơ sinh sẽ thấp dần.
Bệnh viêm đường hô hấp có những biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?
Thưa bác sĩ, trong giai đoạn chuyển mùa hiện nay nhiều khi khó phân biệt được đâu là cảm cúm, đâu là bệnh SXH khi biểu hiện của cả 2 bệnh này đều có sốt cao?
Tại sao lại gọi là bệnh SXH Dengue, có phải là có nhiều nguyên nhân gây bệnh SXH không thưa bác sĩ?
Bệnh SXH Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn truyền, có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nói nôm na là cách muỗi vằn lan truyền mầm bệnh SXHD là khi con muỗi hút máu bệnh nhân, vi rút Dengue trong máu người bệnh sẽ theo dòng chảy vào con muỗi, sau đó vi rút sinh sôi phát triển trong con muỗi và tiếp tục được truyền qua cơ thể người khác mỗi khi con muỗi bay đi chích hút máu những người khác trong cộng đồng. Tôi cũng nói thêm, đặc tính loài muỗi vằn này ít khi hút máu no nê ở 1 người mà thường mỗi người nó hút 1 chút máu. Thói quen đó thật sự rất nguy hiểm vì có thể làm tăng nhanh khả năng lan truyền vi rút Dengue gây bệnh SXHD cho con người.
Để phòng ngừa bệnh SXHD, điều cốt lõi là mỗi gia đình cần dành 10 phút mỗi tuần để tìm và diệt lăng quăng. Ngoài ra cũng cần phòng tránh muỗi đốt, diệt muỗi.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?
Con tôi bị viêm họng 10 ngày nay, có uống thuốc kháng sinh Ampicilin 500mg 10 ngày nay nhưng không thấy thuyên giảm, đặc biệt vào buổi tối tôi ho rất nhiều. Vậy tôi phải điều trị thế nào để cắt cơn ho cho con tôi?
Mũi của tôi cứ thay đổi thời tiết là bị chảy nước mũi và đau nhức hai bên cánh mũi, vậy tôi đã bị viêm xoang hay không?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng có thể cho biết muỗi truyền bệnh SXH có gì khác thường và biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất để tiêu diệt loài muỗi này?
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gọi khoa học là loài Aedes agypti. Đây là loài muỗi chính truyền bệnh sốt xuất huyết ở nước ta.
Loài muỗi này có màu đen, với nhiều đốm trắng bạc ở trên thân và chân muỗi nên còn gọi là muỗi vằn hay muỗi rằn.
Muỗi vằn đẻ trứng trong nước sạch. Một con muỗi cái trưởng thành trong vòng đời khoảng 1 tháng của muỗi, có thể đẻ được 850 trứng. Lăng quăng của muỗi vằn cũng sống trong nước sạch. Các ổ chứa lăng quăng chủ yếu là:
Dụng cụ chứa nước sinh hoạt: lu, khạp, hồ chứa nước...
Các vật dụng linh tinh trong nhà: chân chén, bình bông, chậu kiểng...
Vật phế thải xung quanh nhà: vỏ xe, lon nước ngọt, vỏ dừa, máng nước, chén hứng mủ cao su,…
Do vậy, phải truy tìm và diệt lăng quăng ở các vật chứa trên, mới đảm bảo không có muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết.
Thưa bác sĩ, cảm cúm là một trong những nguyên nhân do bị nhiễm lạnh phải không? Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cần thực hiện như thế nào? Bệnh cảm cúm có thể điều trị như thế nào để tránh lây nhiễm cho mọi người trong một môi trường sống (trong phạm vi gia đình)?
Biện pháp phun hóa chất diệt muỗi chỉ là biện pháp bất khả kháng mới sử dụng trong trường hợp cấp bách khi có muỗi vằn đang mang vi rút trong cộng đồng. Do đó, cần phải phun hóa chất để diệt ngay đàn muỗi mang vi rút SXH, cắt đứt đường lây lan bệnh SXH trong khu vực có người mắc bệnh SXH.
Các hóa chất này rất an toàn, được Bộ Y tế cho sử dụng trong phòng chống SXH và các thành phần hoạt chất trong hóa chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép sử dụng, hầu như không có ảnh hưởng sức khỏe người sống trong khu vực phun hóa chất. Sau khi phun 30-45 phút, hóa chất hết tác dụng.
Tôi nuốt bị đau vào buổi sáng, nhưng đến trưa có đỡ hơn, như vậy có phải tôi đã bị viêm họng không? Nếu viêm họng tôi có cần thiết phải điều trị bằng kháng sinh không?
Thưa bác sĩ, bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em có phải không? Bệnh này có biến chứng nguy hiểm không nếu như trẻ dưới 3 tuổi mắc phải ?
Các chuyên gia vui lòng cho biết, biểu hiện của người mắc cúm AH1N1 là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh hoặc dễ bị lây do cúm?
Hiện nay các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phổ biến như: Lao (BCG), bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi B, Haemophilus Influenza B (Hib), sởi, Rubella, viêm não Nhật Bản, cúm, quai bị, thủy đậu, viêm não mô cầu, viêm gan siêu vi A, thương hàn, Rota gây tiêu chảy, HPV gây ung thư cổ tư cung, dại, phế cầu.
Người lớn cũng cần chủ động tiêm ngừa các bệnh phổ biến vừa giúp phòng bệnh cho bản thân, vừa giúp không lây bệnh cho trẻ em trong gia đình và cộng đồng.
Bác sĩ có những lời khuyên và cảnh báo gì cho người dân về cúm mùa và cúm AH1N1?
Bệnh TCM là bệnh lưu hành tại khu vực phía Nam. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm phải vi rút đường ruột như EV71, Coxsackie A16, A6. Năm nay, vẫn ghi nhận việc lưu hành các tuýp vi rút đường ruột như mọi năm.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu TCM. Biện pháp quan trọng phòng ngừa TCM hiện nay là cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên cả người lớn và trẻ em, người chăm sóc trẻ và cả những người thân của trẻ trong gia đình…), vệ sinh môi trường. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh (sốt, nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, vết loét miệng…), cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và chăm sóc kịp thời, đồng thời cách ly trẻ để không lây cho người xung quanh. Phụ huynh chăm sóc trẻ bệnh cần đảm bảo nghiêm ngặt việc rửa tay và hạn chế tiếp xúc với người khác.
Đông Nam bộ với tứ giác kinh tế là TPHCM - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu, có điều kiện hạ tầng xã hội và kinh tế phát triển nên thu hút lượng lớn lao động nhập cư từ các vùng/miền trên cả nước. Mật độ dân số lớn, di biến động mạnh dân số, đặc biệt trong các kỳ nghỉ lễ trong điều kiện mầm bệnh luôn sẵn có, lưu hành cao, quanh năm góp phần cho sự lây lan bệnh. Điều này kéo theo nhiều hệ quả như điều kiện sống đông đúc, chật chội, vệ sinh môi trường còn kém, giao lưu đi lại cao, khiến cho mầm bệnh sẵn có trong khu vực lây lan nhanh và mạnh hơn khu vực khác.
Ngoài ra, khí hậu nóng, ẩm tại TPHCM nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh TCM phát triển mạnh hơn. Bệnh TCM trở nên lưu hành phổ biến tại phía Nam, chiếm 70% số ca mắc của cả nước.
Thách thức của việc đáp ứng dịch bệnh ở khu vực này không chỉ là vấn đề của ngành y tế mà còn là vấn đề xã hội. Đó là việc quản lý trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng; vận động tiêm chủng tại các địa bàn di biến động; đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho trẻ; vệ sinh cá nhân, đảm bảo rửa tay thường xuyên cho cả người lớn và trẻ em; phát hiện sớm ca bệnh trong điều kiện người dân di chuyển nơi ở liên tục; cách ly ca bệnh tại cộng đồng, như khu vực nhà trọ, khu công nghiệp…
Trước bối cảnh đó, công tác phòng bệnh đòi hỏi phải kiên trì, liên tục, thường xuyên và không chỉ việc của ngành y tế, mà cần sự vào cuộc của chính quyền, ban chỉ đạo các cấp trong việc quản lý môi trường sống, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu vực nhà trọ, quy hoạch quá trình đô thị hóa, trong việc truyền thông, vận động cộng đồng tham gia phòng bệnh của từng hộ gia đình, người dân, không phải chỉ khi có dịch mới lo chống dịch. Nếu làm tốt công tác này, thì dịch bệnh khó có cơ hội để bùng phát và nếu bùng phát thì hạn chế tối đa sự lây lan.
Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo dịch bệnh sởi gia tăng, bác sĩ cho biết ngành y tế dập dịch ra sao và khi nào kết thúc dịch bệnh?
Trong các tháng gần đây, các ca bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết liên tục bùng phát ở các tỉnh khu vực phía Nam. Viện Pasteur TPHCM có lo ngại nguy cơ dịch chồng dịch sẽ xảy ra?
Đối với Việt Nam nói chung, khu vực phía Nam nói riêng, trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiều bệnh dịch lưu hành được ghi nhận quanh năm, kết hợp các yếu tố toàn cầu hóa, giao thương mở rộng giữa các vùng miền, nên công tác phòng bệnh đòi hỏi phải kiên trì, liên tục, thường xuyên và không chỉ việc của ngành y tế, chính quyền các cấp, mà đòi hỏi cả cộng đồng, từng hộ gia đình, người dân, không phải chỉ khi có dịch mới lo chống dịch. Nếu làm tốt công tác này, thì dịch bệnh khó có cơ hội để bùng phát và nếu bùng phát thì hạn chế tối đa sự lây lan.
Các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong đó nhấn mạnh các hoạt động cụ thể mà các địa phương cần triển khai bao gồm:
- Tăng miễn dịch cộng đồng bằng cách tăng cường tiêm chủng thường xuyên, tổ chức rà soát, thống kê đối tượng tiêm vét, tiêm bổ sung cho những đối tượng nguy cơ cao, không để sót đối tượng chưa được tiêm chủng trước đó nhất là các địa phương có biến động dân cư, tiêm phòng cho nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị.
- Giám sát để kịp thời phát hiện sớm ca bệnh và xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thực hiện nghiêm công tác phòng chống lây nhiễm trong các cơ sở điều trị.
- Tổ chức triển khai truyền thông giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh bằng nhiều biện pháp, qua nhiều kênh và dưới nhiều hình thức, phối hợp với chính quyền địa phương để tiếp cận với các điểm nguy cơ như khu nhà trọ, khu công nghiệp để thông tin đến được cộng đồng.
- Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư hóa chất để sẵn sàng ứng phó dịch.
Tổ chức các đoàn đánh giá công tác chuẩn bị ứng phó dịch, tình hình tiêm chủng để có các hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời.
Đặc biệt với bệnh đã có vắc xin thì người dân cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ đúng lịch cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, cũng như tiêm ngừa định kỳ các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà… cho trẻ lớn và người lớn. Khi có các biểu hiện bệnh (sốt, nổi ban, ho, sổ mũi, đỏ mắt,…), cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý kịp thời. Như vậy cả cộng đồng chung tay cùng với ngành Y tế, chính quyền, ban ngành đoàn thể trong hoạt động phòng chống, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm.
Xin bác sĩ cho biết bệnh sởi lây lan như thế nào và nguy hiểm ra sao?