Đây là vấn đề được Bộ Y tế thẳng thắn chỉ ra tại hội thảo giảm thời gian chờ khám chữa bệnh, cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện được tổ chức ngày 18-5 tại Hà Nội.
Rút ngắn thời gian
Nhiều bệnh viện đã tập trung các giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian đi khám bệnh của người bệnh, nhằm giảm phiền hà, mệt mỏi. Chỉ là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh nhưng Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh phải tiếp đón 700 - 800 bệnh nhân/ngày, trong đó số bệnh nhân nội trú xấp xỉ 500 người. Để có thể phục vụ người bệnh tốt nhất, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Một trong những ứng dụng hiệu quả của bệnh viện đem lại cho người bệnh là việc đưa thẻ khám bệnh thông minh vào sử dụng. Với chiếc thẻ này, người đi khám, chữa bệnh dễ dàng tự đăng ký vào phòng khám, tra cứu kết quả khám bệnh (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc) trực tiếp qua website của bệnh viện. Bệnh viện cũng lập một tổng đài riêng để bệnh nhân có thể ở nhà đăng ký khám bệnh, hoặc truy cập vào trang web của bệnh viện để đăng ký khám bệnh. Nhờ vậy, người bệnh tới khám bệnh tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh chỉ mất trung bình không quá 1 giờ, giảm được gần một nửa thời gian so với trước.
Trong khi đó, là bệnh viện đa khoa đặc biệt lớn nhất cả nước, Bệnh viện Bạch Mai tiếp đón 3.000 - 4.000 bệnh nhân/ngày. Để kịp thời tiếp đón và giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, ngoài việc bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, đăng ký khám trực tuyến, đăng ký khám tự động, triển khai bệnh án điện tử..., ngay từ 5 giờ sáng, bệnh viện đã mở 25 - 30 điểm đón tiếp người bệnh và từ giờ cao điểm, từ 7 giờ 30, có hơn 50 điểm đón tiếp người bệnh. Bệnh viện cũng quy định bác sĩ bắt đầu vào giờ khám bệnh từ 6 giờ 30. Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tùng (67 tuổi, ở Cao Phong, Hòa Bình) nói: “Tôi bị hen phế quản mãn tính, thường xuyên phải tới bệnh viện khám. Trước đây, mỗi lần xuống Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh phải mất cả một ngày nhưng bây giờ, chỉ tới buổi trưa là khám xong và có thuốc mang về”. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trước năm 2017, thời gian chờ đợi khám bệnh tại bệnh viện từ 2 - 6 giờ nhưng bây giờ chỉ từ 1 - 4 giờ, cùng với đó tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện tăng từ 52% lên tới 86%.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, sau hơn 3 năm thực hiện cải tiến quy trình khám chữa bệnh, gần 1.400 bệnh viện trong cả nước đã giảm thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh là 48,5 phút/lượt khám bệnh, qua đó tiết kiệm được tới hơn 27 triệu ngày công lao động mỗi năm.
Nhưng chờ đợi vẫn rất lâu
Mặc dù các bệnh viện đã có nhiều nỗ lực để giảm bớt sự phiền hà, mệt mỏi của người bệnh khi đi khám chữa bệnh nhưng Bộ Y tế cũng thẳng thắn cho biết, thời gian chờ đợi của người bệnh để được khám bệnh vẫn còn rất dài. Chẳng hạn như đối với quy trình khám lâm sàng đơn thuần mất 66,5 phút thì trong đó thời gian chờ đợi tới 45,4 phút. Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ rõ, hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh thời gian chờ khám của người dân đã giảm đi nhiều, nhưng tại các bệnh viện tuyến trung ương thời gian chờ đợi khám vẫn rất lâu. Nhiều bệnh nhân đi khám phải nhịn ăn sáng, xếp hàng lấy số từ 5 - 6 giờ sáng nhưng đến 8 - 9 giờ mới được khám bệnh. Trường hợp đơn giản nhất chỉ chờ kết quả xét nghiệm sinh hóa, làm thêm chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng… người bệnh có thể phải đợi đến chiều.
Trước thực trạng người bệnh vẫn còn phải chờ đợi khá lâu để được khám bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải quyết liệt hơn trong việc giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, tăng thời gian chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho người bệnh. “Không thể để bệnh nhân chờ khám cả buổi, bằng mọi giải pháp quyết liệt, các bệnh viện để bệnh nhân không phải đợi quá lâu. Chúng ta cứ kêu ca khó khăn khi thực hiện cải tiến thời gian khám chữa bệnh nhưng phải quyết tâm đặt quyền lợi của người bệnh lên trước để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng giờ khám, bàn khám, khám sớm và có thể tính đến giải pháp khám sau 5 giờ chiều và hẹn khám theo giờ...”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gợi mở.
Rút ngắn thời gian
Nhiều bệnh viện đã tập trung các giải pháp cải tiến quy trình, thủ tục khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian đi khám bệnh của người bệnh, nhằm giảm phiền hà, mệt mỏi. Chỉ là một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh nhưng Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh phải tiếp đón 700 - 800 bệnh nhân/ngày, trong đó số bệnh nhân nội trú xấp xỉ 500 người. Để có thể phục vụ người bệnh tốt nhất, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Một trong những ứng dụng hiệu quả của bệnh viện đem lại cho người bệnh là việc đưa thẻ khám bệnh thông minh vào sử dụng. Với chiếc thẻ này, người đi khám, chữa bệnh dễ dàng tự đăng ký vào phòng khám, tra cứu kết quả khám bệnh (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc) trực tiếp qua website của bệnh viện. Bệnh viện cũng lập một tổng đài riêng để bệnh nhân có thể ở nhà đăng ký khám bệnh, hoặc truy cập vào trang web của bệnh viện để đăng ký khám bệnh. Nhờ vậy, người bệnh tới khám bệnh tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh chỉ mất trung bình không quá 1 giờ, giảm được gần một nửa thời gian so với trước.
Trong khi đó, là bệnh viện đa khoa đặc biệt lớn nhất cả nước, Bệnh viện Bạch Mai tiếp đón 3.000 - 4.000 bệnh nhân/ngày. Để kịp thời tiếp đón và giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, ngoài việc bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, đăng ký khám trực tuyến, đăng ký khám tự động, triển khai bệnh án điện tử..., ngay từ 5 giờ sáng, bệnh viện đã mở 25 - 30 điểm đón tiếp người bệnh và từ giờ cao điểm, từ 7 giờ 30, có hơn 50 điểm đón tiếp người bệnh. Bệnh viện cũng quy định bác sĩ bắt đầu vào giờ khám bệnh từ 6 giờ 30. Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Tùng (67 tuổi, ở Cao Phong, Hòa Bình) nói: “Tôi bị hen phế quản mãn tính, thường xuyên phải tới bệnh viện khám. Trước đây, mỗi lần xuống Bệnh viện Bạch Mai khám bệnh phải mất cả một ngày nhưng bây giờ, chỉ tới buổi trưa là khám xong và có thuốc mang về”. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trước năm 2017, thời gian chờ đợi khám bệnh tại bệnh viện từ 2 - 6 giờ nhưng bây giờ chỉ từ 1 - 4 giờ, cùng với đó tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện tăng từ 52% lên tới 86%.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, sau hơn 3 năm thực hiện cải tiến quy trình khám chữa bệnh, gần 1.400 bệnh viện trong cả nước đã giảm thời gian chờ đợi trung bình của người bệnh là 48,5 phút/lượt khám bệnh, qua đó tiết kiệm được tới hơn 27 triệu ngày công lao động mỗi năm.
Nhưng chờ đợi vẫn rất lâu
Mặc dù các bệnh viện đã có nhiều nỗ lực để giảm bớt sự phiền hà, mệt mỏi của người bệnh khi đi khám chữa bệnh nhưng Bộ Y tế cũng thẳng thắn cho biết, thời gian chờ đợi của người bệnh để được khám bệnh vẫn còn rất dài. Chẳng hạn như đối với quy trình khám lâm sàng đơn thuần mất 66,5 phút thì trong đó thời gian chờ đợi tới 45,4 phút. Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ rõ, hiện nay tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh thời gian chờ khám của người dân đã giảm đi nhiều, nhưng tại các bệnh viện tuyến trung ương thời gian chờ đợi khám vẫn rất lâu. Nhiều bệnh nhân đi khám phải nhịn ăn sáng, xếp hàng lấy số từ 5 - 6 giờ sáng nhưng đến 8 - 9 giờ mới được khám bệnh. Trường hợp đơn giản nhất chỉ chờ kết quả xét nghiệm sinh hóa, làm thêm chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng… người bệnh có thể phải đợi đến chiều.
Trước thực trạng người bệnh vẫn còn phải chờ đợi khá lâu để được khám bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải quyết liệt hơn trong việc giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, tăng thời gian chẩn đoán, điều trị và tư vấn cho người bệnh. “Không thể để bệnh nhân chờ khám cả buổi, bằng mọi giải pháp quyết liệt, các bệnh viện để bệnh nhân không phải đợi quá lâu. Chúng ta cứ kêu ca khó khăn khi thực hiện cải tiến thời gian khám chữa bệnh nhưng phải quyết tâm đặt quyền lợi của người bệnh lên trước để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng giờ khám, bàn khám, khám sớm và có thể tính đến giải pháp khám sau 5 giờ chiều và hẹn khám theo giờ...”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gợi mở.
Cùng với đó, Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị các địa phương và các đơn vị chức năng cần tập trung nâng cao chất lượng y tế cơ sở để đưa người bệnh mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường... có thể dễ dàng khám định kỳ, nhận thuốc ngay tại trạm y tế. Đồng thời không ngừng lắng nghe phản hồi của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của người bệnh.