Vụ việc Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) giải thích lỗi sai trong thông tư vừa được ban hành đã khiến dư luận một lần nữa xôn xao về một loại lỗi được các nhà chức trách rất ưa dùng mỗi khi muốn giải thích về sai sót trong nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là: lỗi đánh máy. Theo giải thích của Cục HKVN, trong dự thảo thông tư, các loại thẻ đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe được sử dụng làm thủ tục lên các chuyến bay nội địa. Khi ban hành, chỉ vì lỗi đánh máy nên điều này đã quay ngoắt 180 độ.
Có một thực tế là lỗi đánh máy, lỗi soạn thảo đã xuất hiện với tần suất ngày một nhiều trong những năm gần đây, đủ để “lỗi đánh máy” trở thành một cụm từ mới mang đầy sắc thái khôi hài, thậm chí thành câu cửa miệng trong dân gian để giải thích cho mọi sai sót văn bản. Lỗi này xuất hiện phổ biến ở nhiều cơ quan công quyền, từ địa phương cho tới trung ương. Ở ngành công an, hồi tháng 8-2016, Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai phát văn bản cảnh báo người dân về việc có 16 vụ bắt cóc trẻ em mổ lấy nội tạng ở các vùng biên khiến dân tình hoảng loạn. Nhưng rồi sau đó, chính công an huyện này lại xác nhận không có chuyện kinh thiên động địa này, văn bản phát ra là do lỗi đánh máy nhầm. Ở ngành y tế, vụ xe biển xanh chạy ngược chiều trên cầu Nhật Tân hồi tháng 4-2017, lãnh đạo bộ vừa có văn bản giải thích do cán bộ điều tiết giao thông hướng dẫn nhưng ngay sau đó, chính tài xế thú nhận tự mình quay đầu. Trước sức ép của truyền thông, lãnh đạo ngành lại đổ lỗi cho người đánh máy.
Có một thực tế là lỗi đánh máy, lỗi soạn thảo đã xuất hiện với tần suất ngày một nhiều trong những năm gần đây, đủ để “lỗi đánh máy” trở thành một cụm từ mới mang đầy sắc thái khôi hài, thậm chí thành câu cửa miệng trong dân gian để giải thích cho mọi sai sót văn bản. Lỗi này xuất hiện phổ biến ở nhiều cơ quan công quyền, từ địa phương cho tới trung ương. Ở ngành công an, hồi tháng 8-2016, Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai phát văn bản cảnh báo người dân về việc có 16 vụ bắt cóc trẻ em mổ lấy nội tạng ở các vùng biên khiến dân tình hoảng loạn. Nhưng rồi sau đó, chính công an huyện này lại xác nhận không có chuyện kinh thiên động địa này, văn bản phát ra là do lỗi đánh máy nhầm. Ở ngành y tế, vụ xe biển xanh chạy ngược chiều trên cầu Nhật Tân hồi tháng 4-2017, lãnh đạo bộ vừa có văn bản giải thích do cán bộ điều tiết giao thông hướng dẫn nhưng ngay sau đó, chính tài xế thú nhận tự mình quay đầu. Trước sức ép của truyền thông, lãnh đạo ngành lại đổ lỗi cho người đánh máy.
Ngành y tế còn nổi tiếng vì thường xuyên đổ lỗi cho người đánh máy khi xảy ra những vụ việc bệnh tật một đằng, kết luận một nẻo, ví dụ bệnh nhân nam bị chỉ định đi cắt khối u buồng trứng, đau chân nhưng lại chỉ định đi cắt thận. Bộ Xây dựng cũng từng đổ lỗi cho in ấn khi cấm xây nhà theo kiến trúc Pháp. Mới đây, Thông tư 33 của Bộ Tài nguyên - Môi trường khiến dư luận náo loạn vì làm người dân hiểu là phải ghi tên tất cả thành viên trong gia đình vào sổ đỏ. Bộ này sau đó cũng giải thích một cách rất “phổ biến” là do lỗi soạn thảo, đã gây hiểu nhầm...
Cứ mỗi khi văn bản được ban hành bộc lộ sai sót, làm dư luận phản ứng, buộc cơ quan ban hành văn bản phải giải thích, thì ắt hẳn sẽ có một người đánh máy, soạn thảo văn bản trở thành tội đồ. Vì sao các cơ quan công quyền lại chọn cách giải thích này. Họ không hiểu rằng cách giải thích này không hề làm thỏa mãn bất cứ ai, thậm chí còn làm xấu thêm hình ảnh cơ quan công quyền trong mắt người dân? Điều này là do đánh giá thấp trình độ dân trí hay chính các cơ quan này không thể có cách giải thích nào khác trước sai trái rành rành!?
Rõ ràng, ở đây có hai vấn đề: trình độ chuyên môn của cán bộ các cơ quan công quyền và tinh thần, thái độ của các lãnh đạo cơ quan đó khi không dám thẳng thắn chịu trách nhiệm. Theo quy định, một văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải đảm bảo chất lượng về hình thức và nội dung, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và chỉ được hiểu theo một ý. Để ban hành được một văn bản đó luôn có một quy trình. Ví dụ một thông tư mới, cần phải có một cơ quan chủ trì soạn thảo, trong đó có các chuyên gia trong lĩnh vực, sau đó lấy ý kiến các đối tượng liên quan, qua nhiều lần chỉnh sửa rồi mới được trình ký, ban hành. Như vậy, khi một văn bản có sai sót, trước hết phải nói đến trình độ chuyên môn của những người trực tiếp soạn thảo ra văn bản, tiếp đến là trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc thẩm định chất lượng văn bản, cuối cùng là trách nhiệm của người đặt bút ký ban hành.
Bộ Tư pháp từng công bố, có tới xấp xỉ 20% văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng vi hiến, trái luật. Điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn của các cán bộ trong cơ quan công quyền yếu kém, ý thức trách nhiệm lãnh đạo các cấp chưa tốt. Nhưng điều đáng nói hơn là khi sai sót bị phát hiện, thay vì thẳng thắn nhận lỗi và sửa chữa, những người có trách nhiệm lại thản nhiên đổ cho người đánh máy. Họ chấp nhận đàm tiếu vì sự đàm tiếu đó rất chung chung, chưa có ai hề hấn gì trong từng vụ việc cụ thể. Và cứ thế, càng ngày họ càng quen với việc mặc nhiên “tranh công đổ lỗi” cho cấp dưới.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, yêu cầu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định trong trường hợp văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật. Hơn lúc nào hết, các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc, thận trọng khi ban hành văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành luật. Nếu sai, phải quy trách nhiệm cụ thể cho những người liên quan và người đứng đầu để có hình thức xử lý nghiêm khắc, không nên tiếp tục đổ lỗi cho người đánh máy.
Cứ mỗi khi văn bản được ban hành bộc lộ sai sót, làm dư luận phản ứng, buộc cơ quan ban hành văn bản phải giải thích, thì ắt hẳn sẽ có một người đánh máy, soạn thảo văn bản trở thành tội đồ. Vì sao các cơ quan công quyền lại chọn cách giải thích này. Họ không hiểu rằng cách giải thích này không hề làm thỏa mãn bất cứ ai, thậm chí còn làm xấu thêm hình ảnh cơ quan công quyền trong mắt người dân? Điều này là do đánh giá thấp trình độ dân trí hay chính các cơ quan này không thể có cách giải thích nào khác trước sai trái rành rành!?
Rõ ràng, ở đây có hai vấn đề: trình độ chuyên môn của cán bộ các cơ quan công quyền và tinh thần, thái độ của các lãnh đạo cơ quan đó khi không dám thẳng thắn chịu trách nhiệm. Theo quy định, một văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành phải đảm bảo chất lượng về hình thức và nội dung, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và chỉ được hiểu theo một ý. Để ban hành được một văn bản đó luôn có một quy trình. Ví dụ một thông tư mới, cần phải có một cơ quan chủ trì soạn thảo, trong đó có các chuyên gia trong lĩnh vực, sau đó lấy ý kiến các đối tượng liên quan, qua nhiều lần chỉnh sửa rồi mới được trình ký, ban hành. Như vậy, khi một văn bản có sai sót, trước hết phải nói đến trình độ chuyên môn của những người trực tiếp soạn thảo ra văn bản, tiếp đến là trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc thẩm định chất lượng văn bản, cuối cùng là trách nhiệm của người đặt bút ký ban hành.
Bộ Tư pháp từng công bố, có tới xấp xỉ 20% văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng vi hiến, trái luật. Điều đó chứng tỏ trình độ chuyên môn của các cán bộ trong cơ quan công quyền yếu kém, ý thức trách nhiệm lãnh đạo các cấp chưa tốt. Nhưng điều đáng nói hơn là khi sai sót bị phát hiện, thay vì thẳng thắn nhận lỗi và sửa chữa, những người có trách nhiệm lại thản nhiên đổ cho người đánh máy. Họ chấp nhận đàm tiếu vì sự đàm tiếu đó rất chung chung, chưa có ai hề hấn gì trong từng vụ việc cụ thể. Và cứ thế, càng ngày họ càng quen với việc mặc nhiên “tranh công đổ lỗi” cho cấp dưới.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, yêu cầu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định trong trường hợp văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật. Hơn lúc nào hết, các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc, thận trọng khi ban hành văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành luật. Nếu sai, phải quy trách nhiệm cụ thể cho những người liên quan và người đứng đầu để có hình thức xử lý nghiêm khắc, không nên tiếp tục đổ lỗi cho người đánh máy.