PV: Thưa ông, nhiều người băn khoăn về khoản đầu tư công quá lớn cần có để đầu tư vào các đặc khu sẽ được thành lập (nếu Quốc hội thông qua Luật Đặc khu và cho phép triển khai)…
Phải nói thêm rằng, ở các đặc khu hoàn toàn không dùng vốn đầu tư công thì đến nay cũng chưa nói được. Ví dụ khi đặc khu phát triển, có dân cư, cần bệnh viện, số lượng dân ở quy mô lớn mà tư nhân không làm thì vẫn có thể ngân sách phải đầu tư xây dựng bệnh viện.
• Bộ Tài chính ước là cần có 1,5 triệu tỷ đồng để đầu tư cho 3 đặc khu, tất nhiên là có vốn xã hội, nhưng vẫn phải có “vốn mồi”?
• Có một điều khẳng định là kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 chưa có một đồng vốn nào dành cho đặc khu.
• Thế nếu Luật được Quốc hội thông qua thì tiền đâu để triển khai, thưa ông?
• Chưa thể bàn đến chuyện giao vốn được, vì muốn giao vốn thì phải có đối tượng để bố trí vốn đầu tư công. Trong 3 đặc khu này sẽ có công trình, dự án nào thuộc loại sẽ dùng vốn đầu tư công hay không, đến nay chúng ta còn chưa biết. Chưa có công trình, mục tiêu, nhiệm vụ gì cả thì sao nói đến dùng vốn đầu tư công được! Cần phân biệt rõ thế này: có vốn đầu tư để làm công trình gì đó, ví dụ cho huyện đảo Phú Quốc, thì vẫn có, nhưng không liên quan gì đến đầu tư cho “đặc khu Phú Quốc”, mà chỉ nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương thôi, sau này nếu làm đặc khu, thay đổi cấp quản lý thì khác.
• Ông có thể nói gì về kế hoạch vốn cụ thể cho 3 khu vực sẽ làm đặc khu?
* Vậy là chưa có tiền để đầu tư công từ nay đến năm 2020 ở các đặc khu?
• Nếu Quốc hội cho chủ trương thực hiện nhiệm vụ gì đó cần đầu tư công thì có thể lấy ở trong khoản vốn dự phòng ngân sách.
• Nếu cần nhiều hơn khoản đó thì sao?
• Thì chưa có.
. Xin cảm ông!