Lý do đến từ sự chênh lệch giữa 2 tác giả, NGND Nguyễn Lân là một trong những cây đại thụ của nền giáo dục Việt Nam, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho việc phát triển giáo dục. Đến tuổi 95 (năm 2000) ông còn hoàn tất tác phẩm Từ điển từ và ngữ Việt Nam (gọi tắt là Từ điển tiếng Việt), một công trình quan trọng trong việc giảng dạy tiếng Việt hiện nay. Ở hướng ngược lại, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công là một tên tuổi khá xa lạ với giới học thuật, nếu không có các bài viết về những sai sót trong tác phẩm Từ điển từ và ngữ Việt Nam của NGND Nguyễn Lân thì có lẽ ít người biết đến Hoàng Tuấn Công.
Trên thực tế, bất cứ một cuốn từ điển nào, dù là công trình tập hợp công sức hàng trăm người cũng không dám nói là không sai sót, huống gì công trình của một học giả thực hiện khi đã bước vào cái tuổi hơn 90. Chính bản thân NGND Nguyễn Lân cũng gửi gắm: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”. Dù nhận thấy cuốn từ điển có nhiều sai sót, nhưng vì nhiều lý do, không có một công trình phê bình, chỉnh sửa chỉn chu nào xuất hiện. Chỉ đây đó những bài viết ngắn, phê phán chỗ này, chê trách chỗ khác. Lối phê phán theo kiểu manh mún đó đã dẫn đến việc, rất nhiều cá nhân cũng không nắm rõ tác phẩm sai thế nào, sai ra sao, sai ở đâu, mà chỉ nghe đồn có sai rồi bám vào đó phủ nhận toàn bộ giá trị của tác phẩm, thậm chí còn đưa ra những kết luận cực đoan đến mức con trai của NGND Nguyễn Lân - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phải đau lòng cảm thán: “Riêng tôi cảm thấy đó là những nhận xét thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”.
Chính vì vậy, việc cho ra mắt tác phẩm Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu được xem như đặt dấu chấm hết cho kiểu phê phán truyền miệng, tin đồn trước đây. Như Giáo sư Hoàng Dũng nhận xét, không phải tác phẩm của Hoàng Tuấn Công là đã hoàn thiện, nhiều lý luận của tác giả chưa chắc đã phù hợp hay chính xác. Thế nhưng, bằng cách trình bày mang đậm tính học thuật, các phân tích rạch ròi, chi tiết, cặn kẽ, các lập luận sắc bén, dẫn ra nhiều ngữ liệu với nguồn tư liệu được dẫn chứng cụ thể từ nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán đến cả tiếng Mường, tiếng Anh, ít nhất các tranh luận sau này cũng phải dựa trên cơ sở học thuật, trên lý luận cụ thể, chứ không còn theo kiểu cảm tính như trước.
Trong các kết luận về tình hình phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) nước nhà, lý luận phê bình luôn được xem là trọng tâm, nhưng lại chưa có sự phát triển theo kịp đà phát triển chung của VHNT. Việc lý luận phê bình thiếu và yếu đã dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong đánh giá, nhận định các tác phẩm mới. Rất nhiều trường hợp, tác phẩm chỉ vì những phê phán bâng quơ, những nhận định mang thuần cảm tính mà bị “đánh” tơi bời, dù rằng từ tác giả đến bạn đọc sau khi đọc xong vẫn không hiểu được cái sai của tác phẩm ở đâu. Điều đáng nói là một trong những lý do chính của việc thiếu và yếu đã được nêu đích danh là sự thờ ơ của những nhà lý luận phê bình thật sự. Với tác phẩm lớn, tác giả nổi tiếng thì một số e ngại đụng chạm; với các tác phẩm trẻ, mang tính thời thượng thì nhà phê bình lại xem thường, không quan tâm.
Hy vọng, những cuộc tranh luận, những tác phẩm lý luận như trên sẽ góp phần tôn vinh những công trình, những tác phẩm xuất sắc và ngăn ngừa, phê phán những sai lầm, lệch lạc trong quá trình phát triển VHNT hiện nay ª
Trên thực tế, bất cứ một cuốn từ điển nào, dù là công trình tập hợp công sức hàng trăm người cũng không dám nói là không sai sót, huống gì công trình của một học giả thực hiện khi đã bước vào cái tuổi hơn 90. Chính bản thân NGND Nguyễn Lân cũng gửi gắm: “Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2.111 trang ấy, tất nhiên không thể hoàn hảo được”. Dù nhận thấy cuốn từ điển có nhiều sai sót, nhưng vì nhiều lý do, không có một công trình phê bình, chỉnh sửa chỉn chu nào xuất hiện. Chỉ đây đó những bài viết ngắn, phê phán chỗ này, chê trách chỗ khác. Lối phê phán theo kiểu manh mún đó đã dẫn đến việc, rất nhiều cá nhân cũng không nắm rõ tác phẩm sai thế nào, sai ra sao, sai ở đâu, mà chỉ nghe đồn có sai rồi bám vào đó phủ nhận toàn bộ giá trị của tác phẩm, thậm chí còn đưa ra những kết luận cực đoan đến mức con trai của NGND Nguyễn Lân - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng phải đau lòng cảm thán: “Riêng tôi cảm thấy đó là những nhận xét thật nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”.
Chính vì vậy, việc cho ra mắt tác phẩm Từ điển Tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu được xem như đặt dấu chấm hết cho kiểu phê phán truyền miệng, tin đồn trước đây. Như Giáo sư Hoàng Dũng nhận xét, không phải tác phẩm của Hoàng Tuấn Công là đã hoàn thiện, nhiều lý luận của tác giả chưa chắc đã phù hợp hay chính xác. Thế nhưng, bằng cách trình bày mang đậm tính học thuật, các phân tích rạch ròi, chi tiết, cặn kẽ, các lập luận sắc bén, dẫn ra nhiều ngữ liệu với nguồn tư liệu được dẫn chứng cụ thể từ nguyên văn tiếng Latin, tiếng Hán đến cả tiếng Mường, tiếng Anh, ít nhất các tranh luận sau này cũng phải dựa trên cơ sở học thuật, trên lý luận cụ thể, chứ không còn theo kiểu cảm tính như trước.
Trong các kết luận về tình hình phát triển văn học nghệ thuật (VHNT) nước nhà, lý luận phê bình luôn được xem là trọng tâm, nhưng lại chưa có sự phát triển theo kịp đà phát triển chung của VHNT. Việc lý luận phê bình thiếu và yếu đã dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong đánh giá, nhận định các tác phẩm mới. Rất nhiều trường hợp, tác phẩm chỉ vì những phê phán bâng quơ, những nhận định mang thuần cảm tính mà bị “đánh” tơi bời, dù rằng từ tác giả đến bạn đọc sau khi đọc xong vẫn không hiểu được cái sai của tác phẩm ở đâu. Điều đáng nói là một trong những lý do chính của việc thiếu và yếu đã được nêu đích danh là sự thờ ơ của những nhà lý luận phê bình thật sự. Với tác phẩm lớn, tác giả nổi tiếng thì một số e ngại đụng chạm; với các tác phẩm trẻ, mang tính thời thượng thì nhà phê bình lại xem thường, không quan tâm.
Hy vọng, những cuộc tranh luận, những tác phẩm lý luận như trên sẽ góp phần tôn vinh những công trình, những tác phẩm xuất sắc và ngăn ngừa, phê phán những sai lầm, lệch lạc trong quá trình phát triển VHNT hiện nay ª