TPHCM: Quá tải kiểm định hàng dệt may nhập khẩu

(SGGP).- Ngày 22-1, Cục Hải quan TPHCM cho biết, từ ngày 20-12-2009, Hải quan TP thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BCT của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm trên các sản phẩm hàng dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

(SGGP).- Ngày 22-1, Cục Hải quan TPHCM cho biết, từ ngày 20-12-2009, Hải quan TP thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BCT của Bộ Công thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm trên các sản phẩm hàng dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Theo thông tư này, hàng dệt may nhập khẩu chỉ được thông quan chính thức khi hồ sơ nhập khẩu của lô hàng có thông báo kiểm tra chất lượng của cơ quan được Bộ Công thương chỉ định. Với hàng dệt may sản xuất trong nước, nhà sản xuất phải công bố hợp quy Thông tư 32 trước khi lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng thực hiện thông tư trên, tại các cửa khẩu ở TPHCM đã quá tải do việc kiểm định hàng dệt may nhập khẩu, hàng hóa phải lưu lại tại cảng trong nhiều ngày. Trong đó, cảng Cát Lái là nơi có lượng hàng dệt may nhập khẩu về nhiều nhất.

Trao đổi với PV Báo SGGP, nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, những quy định trong Thông tư 32 đưa ra vẫn còn nhiều điều chưa sát với thực tế. Trong khi Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh sản xuất FOB (mua đứt, bán đoạn) để gia tăng giá trị xuất khẩu nhưng qui định trong thông tư lại “mở” cho nguyên liệu nhập khẩu để làm gia công.

Trong khi đó, nguyên liệu làm hàng FOB lại bị thắt chặt trong việc kiểm tra chất lượng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc kiểm tra nguyên liệu vải nhập khẩu vào Việt Nam để may và tái xuất khẩu đi ra nước ngoài là việc “dư thừa”.

Vì thực tế, để xuất đi nước ngoài, trước hết nhà nhập khẩu và nhà sản xuất phải đáp ứng được các tiêu chí về an toàn, chất lượng để đủ điều kiện, mới có thể vượt qua các hàng rào kỹ thuật vào thị trường các nước. Việc kiểm tra chất lượng vải nên tập trung vào nguồn nguyên liệu nhập vào để sản xuất và tiêu thụ tại thị trường nội địa, vì đó chính là mối nguy tiềm ẩn đáng lo nhất.

M.Hạnh – L.Long

Tin cùng chuyên mục