Giám đốc điều hành tổ chức WildAid Peter Knights cho rằng đây là bước tiến lớn hướng tới việc giảm nạn săn trộm voi và có thể là động lực cho việc đóng cửa thị trường ngà voi trên khắp châu Á.
Tuy nhiên, việc cấm buôn bán ngà voi của Trung Quốc không được áp dụng ở Hồng Công, nơi có thị trường bán lẻ ngà voi lớn nhất và có truyền thống kinh doanh hơn 150 năm. Nỗi lo trong tương lai không xa, một trong những loài vật khổng lồ không còn trên Trái đất khiến rất nhiều quốc gia, tổ chức động vật hoang dã đang nỗ lực thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh ngà voi và các sản phẩm chế tác từ nguyên liệu này.
Tháng 10 vừa qua, Chính phủ Anh tuyên bố nhiều khả năng, một lệnh cấm buôn bán và xuất khẩu hầu hết các sản phẩm từ ngà voi sẽ được đưa ra vào năm 2018. Mặc dù đã cấm buôn bán ngà voi nguyên chiếc, nhưng Anh vẫn là một nước xuất khẩu hàng đầu đồ cổ và các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ ngà voi trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Cơ quan Điều tra môi trường Anh, có hơn 36.000 sản phẩm làm từ ngà voi được xuất khẩu từ Anh từ năm 2010 đến 2015, gấp 3 lần Mỹ.
Trước đó, từ ngày 1-7 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cho thực hiện các biện pháp để chấm dứt buôn bán ngà voi dạng nguyên chiếc từ châu Âu. EC yêu cầu các nước thành viên không cấp giấy phép cho xuất khẩu ngà voi ở dạng thô. Đồng thời, kêu gọi các nước thành viên thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn trước khi cho phép xuất khẩu ngà voi đã chế tác. Theo khuyến nghị mới của EC, chỉ những đồ vật liên quan đến ngà voi được mua trước năm 1976 mới có thể được phép xuất khẩu. EC cho biết việc xuất khẩu hợp pháp ngà voi cũ từ EU sang châu Á đã tăng kể từ năm 2012 với số lượng 1.900 chiếc được ghi nhận trong giai đoạn 2013-2016. Với khối lượng lớn như vậy, việc xuất khẩu có thể kích thích nhu cầu tiêu thụ ngà voi trên toàn thế giới và trở thành bình phong cho các phi vụ buôn bán ngà voi bất hợp pháp.
Cùng thời gian này, hãng bán lẻ trực tuyến hàng đầu Nhật Bản Rakuten chính thức công bố cấm bán ngà voi trên trang thương mại điện tử của hãng, khép lại một tuyến đường chính trên thị trường buôn bán ngà voi hợp pháp lớn nhất thế giới. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản và các nhà kinh doanh thương mại điện tử đều tiến hành giám sát chặt chẽ người bán và yêu cầu họ đăng ký rõ nguồn gốc hợp pháp của mặt hàng này, song các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã không ngừng lên tiếng chỉ trích và cho rằng điều đó không đủ để ngăn chặn các hoạt động săn bắn và buôn bán ngà voi bất hợp pháp.
Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã như WildAid hy vọng, bằng những biện pháp, hành động mạnh mẽ, cụ thể thay vì những tuyên bố không thực chất, không chỉ voi mà nhiều loại động vật hoang dã khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng sẽ được bảo vệ, để Trái đất thực sự là nơi trú ngụ yên bình của muôn loài.
Tuy nhiên, việc cấm buôn bán ngà voi của Trung Quốc không được áp dụng ở Hồng Công, nơi có thị trường bán lẻ ngà voi lớn nhất và có truyền thống kinh doanh hơn 150 năm. Nỗi lo trong tương lai không xa, một trong những loài vật khổng lồ không còn trên Trái đất khiến rất nhiều quốc gia, tổ chức động vật hoang dã đang nỗ lực thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh ngà voi và các sản phẩm chế tác từ nguyên liệu này.
Tháng 10 vừa qua, Chính phủ Anh tuyên bố nhiều khả năng, một lệnh cấm buôn bán và xuất khẩu hầu hết các sản phẩm từ ngà voi sẽ được đưa ra vào năm 2018. Mặc dù đã cấm buôn bán ngà voi nguyên chiếc, nhưng Anh vẫn là một nước xuất khẩu hàng đầu đồ cổ và các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ ngà voi trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Cơ quan Điều tra môi trường Anh, có hơn 36.000 sản phẩm làm từ ngà voi được xuất khẩu từ Anh từ năm 2010 đến 2015, gấp 3 lần Mỹ.
Trước đó, từ ngày 1-7 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cho thực hiện các biện pháp để chấm dứt buôn bán ngà voi dạng nguyên chiếc từ châu Âu. EC yêu cầu các nước thành viên không cấp giấy phép cho xuất khẩu ngà voi ở dạng thô. Đồng thời, kêu gọi các nước thành viên thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn trước khi cho phép xuất khẩu ngà voi đã chế tác. Theo khuyến nghị mới của EC, chỉ những đồ vật liên quan đến ngà voi được mua trước năm 1976 mới có thể được phép xuất khẩu. EC cho biết việc xuất khẩu hợp pháp ngà voi cũ từ EU sang châu Á đã tăng kể từ năm 2012 với số lượng 1.900 chiếc được ghi nhận trong giai đoạn 2013-2016. Với khối lượng lớn như vậy, việc xuất khẩu có thể kích thích nhu cầu tiêu thụ ngà voi trên toàn thế giới và trở thành bình phong cho các phi vụ buôn bán ngà voi bất hợp pháp.
Cùng thời gian này, hãng bán lẻ trực tuyến hàng đầu Nhật Bản Rakuten chính thức công bố cấm bán ngà voi trên trang thương mại điện tử của hãng, khép lại một tuyến đường chính trên thị trường buôn bán ngà voi hợp pháp lớn nhất thế giới. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản và các nhà kinh doanh thương mại điện tử đều tiến hành giám sát chặt chẽ người bán và yêu cầu họ đăng ký rõ nguồn gốc hợp pháp của mặt hàng này, song các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã không ngừng lên tiếng chỉ trích và cho rằng điều đó không đủ để ngăn chặn các hoạt động săn bắn và buôn bán ngà voi bất hợp pháp.
Các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã như WildAid hy vọng, bằng những biện pháp, hành động mạnh mẽ, cụ thể thay vì những tuyên bố không thực chất, không chỉ voi mà nhiều loại động vật hoang dã khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng sẽ được bảo vệ, để Trái đất thực sự là nơi trú ngụ yên bình của muôn loài.