Kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra hơn 1.000 tỷ USD

Hơn 1.000 tỷ USD là giá trị mà các chuỗi cung ứng tuần hoàn (tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất) có thể tạo ra vào năm 2025 trên toàn cầu, theo số liệu được cung cấp tại cuộc hội thảo về nền kinh tế tuần hoàn – một hướng tiếp cận mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giảm chất thải ra môi trường.
Kinh tế tuần hoàn có thể tạo ra hơn 1.000 tỷ USD

(SGGPO).- Hơn 1.000 tỷ USD là giá trị mà các chuỗi cung ứng tuần hoàn (tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất) có thể tạo ra vào năm 2025 trên toàn cầu, theo số liệu được cung cấp tại cuộc hội thảo về nền kinh tế tuần hoàn – một hướng tiếp cận mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giảm chất thải ra môi trường.

Hội thảo được tổ chức sáng 27-7 tại Hà Nội với sự có mặt của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia môi trường, đại diện các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp.

 Tái chế túi nilon tại Đà Nẵng. Ảnh T. L

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định, sự quan tâm, chủ động tìm hiểu tích cực của doanh nghiệp về đổi mới phương thức kinh doanh thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có việc gia tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất. Bên cạnh đó, việc tuân thủ tốt pháp luật về môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, củng cố hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.  

Đáng lưu ý, theo ông Sasama Tomoyuki, Tổng giám đốc Công ty hóa chất Dow tại Việt Nam, những phát minh mới trong ngành hóa học đã giúp chuyển đổi chất thải thành nhiều loại nguyên liệu phong phú. 

Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, nguyên lý của kinh tế tuần hoàn vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển có hiệu quả, yếu tố quan trọng đầu tiên là tạo ra và vận hành một cơ chế chính sách khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường, cho xã hội và trừng phạt nghiêm khắc những hành động gây hại. 

Văn Nguyễn Bảo

Tin cùng chuyên mục