Tháo gỡ để tiếp tục phát triển

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH-CN). Với các DN này, hướng đi riêng luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại. Hơn nữa, DN KH-CN không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH-CN chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH-CN). Với các DN này, hướng đi riêng luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại. Hơn nữa, DN KH-CN không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH-CN chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước.

Cũng cần thấy rằng, để được công nhận là DN KH-CN, các đối tượng thành lập DN KH-CN phải hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH-CN được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp thuộc các lĩnh vực như: công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt là công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH-CN quy định… nên không ít DN đã gặp trở ngại trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những năm gần đây, DN KH-CN có những bước phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Điều này bắt nguồn từ việc từng bước thay đổi tiến bộ của chính sách, điểm nổi bật nhất là trong năm 2013 Luật KH-CN sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Các văn bản hướng dẫn chi tiết luật cũng đã được hoàn thành và trình Chính phủ đúng tiến độ. Trước đó, trong năm 2013, Bộ KH-CN đã chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của ba chương trình quốc gia, gồm: Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.

Từ đây cũng cho thấy, những rào cản về cơ chế, chính sách tài chính, vốn gây trở ngại lớn cho hoạt động KH-CN, tiếp tục được khai thông đáng kể nhờ nỗ lực phối hợp của Bộ KH-CN cùng Bộ Tài chính trong việc ban hành các văn bản quan trọng. Đó là thông tư liên tịch hướng dẫn về định mức tiền lương, tiền công, tiền chi hoạt động bộ máy thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH-CN công lập; thông tư liên tịch hướng dẫn sử dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật để xác định các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ KH-CN.

Gần đây, từ tháng 6-2014, Thông tư về hướng dẫn quản lý tài chính của chương trình hỗ trợ phát triển DN KH-CN và tổ chức KH-CN công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chính thức có hiệu lực thi hành. Đặc biệt cũng hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thực hiện hoạt động liên kết với tổ chức hoặc chuyên gia ở nước ngoài của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để ươm tạo, phát triển DN KH-CN… Hay kinh phí sử dụng thiết bị, dịch vụ tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH-CN được hỗ trợ theo định mức tối đa 50% chi phí vận hành máy móc, thiết bị (bao gồm cả chi phí nhân công) tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH-CN của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt… đã tiếp tục gỡ khó khăn cho DN.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục