Ứng dụng OTT trên Smartphone - Nóng ngay những ngày đầu hè

Công ty An ninh mạng Bkav vừa chính thức ra mắt ứng dụng Btalk - một dịch vụ nhắn tin gọi điện miễn phí trên nền Internet (OTT), chính thức gia nhập cuộc chơi với các nhà cung cấp OTT như Viber, Zalo, Line, Kakao Talk... Song song đó, thông tin từ các nhà mạng như Viettel, VinaPhone và MobiFone cũng râm ran chuyện họ làm OTT và các nhà mạng có lợi thế nhất định với số thuê bao đang nắm giữ. Ngay đầu hè, OTT đã nóng…
Ứng dụng OTT trên Smartphone - Nóng ngay những ngày đầu hè

Công ty An ninh mạng Bkav vừa chính thức ra mắt ứng dụng Btalk - một dịch vụ nhắn tin gọi điện miễn phí trên nền Internet (OTT), chính thức gia nhập cuộc chơi với các nhà cung cấp OTT như Viber, Zalo, Line, Kakao Talk... Song song đó, thông tin từ các nhà mạng như Viettel, VinaPhone và MobiFone cũng râm ran chuyện họ làm OTT và các nhà mạng có lợi thế nhất định với số thuê bao đang nắm giữ. Ngay đầu hè, OTT đã nóng…

        Sự cố gắng của doanh nghiệp trong nước

Trong lúc các nhà mạng luôn lên tiếng đau đầu với OTT như Viber, Zalo thì Bkav đã cho ra đời Btalk. Btalk được tích hợp tính năng gọi điện thông thường và gọi điện miễn phí trên cùng một giao diện Talk, ngoài ra còn có những tính năng khác như nhắn tin, chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk. Trước mắt, Btalk chỉ chạy trên điện thoại hệ điều hành Android. Tuy nhiên, trong tương lai nhất là với Bkav - một công ty chuyên về mạng cũng như công nghệ thì những người dùng điện thoại với các hệ điều hành khác sẽ không phải chờ đợi lâu để được trải nghiệm những tiện ích của ứng dụng này.

Trong khi đó với Zalo, từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động mới cho OTT này không còn rầm rộ như trước đây, song cũng có tuyên bố rất nhanh chóng vào ngày 20-3: Zalo chính thức đạt 10 triệu người dùng cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày. Qua đây thấy rõ, so với con số 1 triệu vào tháng 3-2013, OTT này đã tăng trưởng 10 lần chỉ sau 1 năm. Đạt mốc mới này, Zalo đã phủ sóng 50% thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam và cho thấy sự bắt nhịp của ứng dụng Việt trong bối cảnh OTT đang bùng nổ trên toàn cầu. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, đó là điều mà Zalo tự tuyên bố, còn người dùng thực sự có dùng Zalo hàng ngày và thường xuyên hay không là… câu chuyện khác.

Đã có gần 10 triệu thuê bao sử dụng Viber tại Việt Nam.

Đã có gần 10 triệu thuê bao sử dụng Viber tại Việt Nam.

Câu chuyện thường xuyên và hàng ngày tại thị trường trong nước có thể là Viber và Messenger của Facebook. Viber không tốn một đồng nào nhưng đã có được gần 10 triệu thuê bao ở Việt Nam và thực tế người dùng thường xuyên kết nối Viber với nhau để liên lạc. Liên lạc nhiều hơn còn là Messenger của Facebook. Ngay như không ít người làm Zalo cũng xài Messenger của Facebook để liên lạc đủ để nói lên đều này.

Dẫu sao Btalk của Bkav cũng mới vừa ra mắt, vẫn còn một thời gian dài kế tiếp để thể hiện và chứng minh nhưng ban đầu thấy rõ ứng dụng OTT này không thể hiện ranh giới chỉ tập trung vào giới trẻ mà là của tất cả đối tượng người dùng smarphne, như Viber, Messenger Facebook hay Line, Kakao Talk đã làm để thể hiện tính rộng rãi; khác xa với xuất phát điểm của Zalo được tạo dựng là nhắm vào giới trẻ. Thiết nghĩ đây cũng là “điểm” mà Công ty VNG cần giải quyết nếu muốn Zalo rộng đường hơn.

Qua đây cũng thấy, OTT do các doanh nghiệp trong nước đang tạo sự bứt phá mà Line, Kakao Talk… đang dần mất hút nên với dự báo sự cạnh tranh gay gắy của Zalo và Btalk dầu Viber và Messenger của Facebook đang đứng ở thế vững chắc riêng biệt.

        Nhà mạng vẫn đang làm chủ?

Các năm qua, OTT làm ảnh hưởng đến các nhà mạng, mất doanh thu mỗi năm với số tiền tính hàng tỷ đồng đã được Viettel, VinaPhone và MobiFone đã thừa nhận và “đau lòng” hơn các OTT đang sống trên băng thông của các nhà mạng này. Chính vì thế nhà mạng làm OTT là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong thời điểm hiện nay. Cần phải thấy rằng, một khi 3 nhà mạng lớn trong nước chính thức làm OTT thì chắc chắn rằng cuộc chơi OTT sẽ thay đổi vì điều đầu tiên cần nói đến, họ đang “chiếm giữ” hàng chục triệu thuê bao di động hiện nay và thuê bao di động này đang chạy trên băng thông của chính của nhà mạng, là một lợi thế mà không OTT nào có được hiện nay. Cho nên hiện nay, cơ hội của các đơn vị làm OTT, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước vẫn còn.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tử Hoàng, Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm của Bkav thì OTT vẫn làm mảnh đất màu mỡ với hàng trăm triệu người dùng để phát triển Btalk: “Thị trường OTT tuy phát triển với tốc độ chóng mặt, thậm chí bùng nổ, nhưng chất lượng chưa được như mong muốn, cho nên có thể nói thị trường này còn sơ khai. Theo quy luật vận động về biến đổi lượng - chất, đã đến lúc các ứng dụng OTT phải thay đổi về chất để đáp ứng nhu cầu người dùng, cần có một OTT đúng nghĩa. Đó là lý do chúng tôi phát triển Btalk”, ông Hoàng nhận định.

Trong khi các doanh nghiệp làm OTT đang cố xây dựng mình, một đại diện của VinaPhone cho rằng: về tự làm OTT cho riêng mình, đơn vị không ngại về công nghệ cũng như đầu tư và trong tư thế sẵn sàng cho việc này. Còn triển khai OTT hay không thì đơn vị đang cân nhắc đến hai vấn đề. Thứ nhất là chiến lược phát triển OTT, ở đây cần nói đến tính bền vững và sự ổn định cho người dùng. Thứ hai là sự liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước, khi đó còn là vấn đề giá cước, giá thành và sự quản lý của cơ quan nhà nước trong việc này… Đây cũng có thể là lý do mà các nhà mạng đang hết sức thận trọng khi nói đến việc có tự làm OTT hay không. Bản thân MobiFone hay Viettel cũng thận trọng không kém trong việc này và họ cho rằng đến giờ vẫn “chưa có gì mới” dù nhiều luồn thông tin cho rằng các nhà mạng đang ráo riết làm OTT, ngày công bố chỉ còn tính toán hợp lý. Chính vì thế sau bao tháng im hơi, “thị trường” OTT đã bắt đầu nóng ngay những ngày đầu hè.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục