Mặc dù rất nhiều trường ở TPHCM có chuyên ngành đào tạo ngôn ngữ, nhưng tìm “đỏ mắt” vẫn không đủ nguồn nhân lực này.
Thiếu trầm trọng
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động - Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết mỗi năm TPHCM cần trên 1.000 biên phiên dịch, thông dịch nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành này vẫn thiếu trầm trọng. “Lương của thông dịch viên, biên dịch viên rất cao, trung bình 10 - 15 triệu đồng/tháng, thậm chí tại các hội nghị, thương thuyết cao cấp, lương của thông dịch viên được tính đến vài trăm USD/giờ nhưng tìm được những người đáp ứng nhu cầu này rất khó”- ông Tuấn nêu thực trạng.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động - Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết mỗi năm TPHCM cần trên 1.000 biên phiên dịch, thông dịch nhưng nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành này vẫn thiếu trầm trọng. “Lương của thông dịch viên, biên dịch viên rất cao, trung bình 10 - 15 triệu đồng/tháng, thậm chí tại các hội nghị, thương thuyết cao cấp, lương của thông dịch viên được tính đến vài trăm USD/giờ nhưng tìm được những người đáp ứng nhu cầu này rất khó”- ông Tuấn nêu thực trạng.
Ông Trần Anh Tuấn (trái), Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhận xét nguồn nhân lực thông dịch viên đang thiếu trầm trọng
Bà Võ Thị Bích Thủy, Trưởng phòng Tuyển dụng và tư vấn nhân sự Manpower Group Việt Nam nhận định, gần đây nhu cầu nguồn thông dịch viên tiếng Hàn, Nhật và Trung Quốc tăng đột biến khi các quốc gia này tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Hiện các công ty sản xuất giày da, may mặc thông qua Manpower Việt Nam đặt hàng tuyển dụng cả trăm thông dịch viên, biên dịch viên tiếng Hoa, Nhật, Hàn Quốc nhưng công ty tìm khắp nơi, thậm chí phải tuyển dụng những người từng đi xuất khẩu lao động trở về nhưng vẫn không đáp ứng được 50% nhu cầu của đơn hàng. “Các đơn hàng lớn hầu hết đều không đáp ứng được nguồn nhân lực này. Chúng tôi chỉ đáp ứng được những đơn hàng dưới 10 ứng viên. Đó là chưa kể các đơn vị du lịch, nhà hàng, khách sạn, mỹ phẩm luôn có nhu cầu về thông dịch viên nhưng vẫn rất khó kiếm”, bà Bích Thủy cho hay.
Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Innotech Việt Nam - chuyên sản xuất phần mềm cho đối tác Nhật - cũng cho biết, hiện rất nhiều người giỏi ngoại ngữ nhưng lại không có hoặc rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành. Đăng thông tin tuyển biên - phiên dịch về phần mềm, nhưng trong số 20 ứng viên nộp hồ sơ, chỉ 1 - 2 người có hiểu biết về phần mềm. Hiện 3 nhóm việc công ty luôn có nhu cầu cao là kỹ sư cầu nối, phiên dịch tiếng Nhật và giám đốc bán hàng biết tiếng Nhật nhưng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu chỉ khoảng 5% - 10%.
Đào tạo thiếu, kỹ năng hạn chế Mổ xẻ các vấn đề dẫn đến nguồn nhân lực này tại TPHCM hiện đang thiếu về chất lượng lẫn số lượng, các đại biểu cho rằng, do chỉ tiêu đào tạo ngoại ngữ của các trường đại học tại TPHCM còn quá ít, chưa đa dạng, sinh viên tốt nghiệp các ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của nghề biên - phiên dịch. Theo bà Võ Thị Bích Thủy, việc đào tạo các ngành này ở Việt Nam hiện còn nhỏ lẻ. Các trường đại học tại TPHCM đào tạo chưa đến 300 chỉ tiêu về tiếng Hàn, tiếng Nhật cũng chưa tới 300 người, còn tiếng Hoa chưa đến 500 người. Thêm vào đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường chưa thể đáp ứng ngay các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ chỉ là điều kiện cần, một thông dịch viên thực thụ còn cần phải tinh thông ngôn ngữ mẹ, giỏi kỹ năng giao tiếp và xử lý được tình huống. “Có nhiều sinh viên dù đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 nhưng khi phỏng vấn lại ú a ú ớ không phản xạ được. Nhiều sinh viên có khả năng tiếng Nhật đạt trình độ N2 (cấp độ cao), dù giao tiếp rất tốt nhưng không phù hợp vì chưa được rèn luyện nhiều về kính ngữ, trong khi kính ngữ trong tiếng Nhật rất quan trọng”, bà Bích Thủy nêu thực tế. Ông Phạm Ngọc Tân, Giám đốc giải pháp kinh doanh của Entrepreneur cũng chia sẻ, công ty vừa tuyển 4 sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ của một trường đại học tại TPHCM, nhưng nhiều điểm cơ bản trong hồ sơ xin việc như số chứng minh thư, lý lịch… đã dịch sai, trong khi những từ này nhan nhản trên mạng. “Rõ ràng có một khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và thực tế”, ông Tân nhận xét. Mặt khác, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thị trường thiếu nguồn nhân lực chất lượng là vì sinh viên ngoại ngữ sau tốt nghiệp, do không được định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên thường xem thông dịch viên là bước đệm trước khi rẽ sang những ngành nghề khác nên không trau dồi kỹ năng cũng như học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Để có nguồn cung chất lượng này, nhiều ý kiến cho rằng, các trường đại học cần đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho từng công việc cụ thể, cần đa dạng hóa các ngôn ngữ mà nguồn cung hiện thiếu hụt. Ngoài những kỹ năng về ngôn ngữ, các trường cần đào tạo thêm kỹ năng mềm, có những liên kết với doanh nghiệp để sinh viên sớm cọ xát thực tế, không bỡ ngỡ khi ra trường. Các nhà tuyển dụng cho rằng, không chỉ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, sinh viên Việt Nam cũng cần được cung cấp thêm các kiến thức về văn hóa, thực hành phiên dịch và định hướng ngành nghề. Thêm vào đó, việc nâng cao trình độ song song với cập nhật nhu cầu của thị trường là cách tốt nhất để giúp sinh viên và phiên dịch viên của Việt Nam có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài.
Đào tạo thiếu, kỹ năng hạn chế Mổ xẻ các vấn đề dẫn đến nguồn nhân lực này tại TPHCM hiện đang thiếu về chất lượng lẫn số lượng, các đại biểu cho rằng, do chỉ tiêu đào tạo ngoại ngữ của các trường đại học tại TPHCM còn quá ít, chưa đa dạng, sinh viên tốt nghiệp các ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của nghề biên - phiên dịch. Theo bà Võ Thị Bích Thủy, việc đào tạo các ngành này ở Việt Nam hiện còn nhỏ lẻ. Các trường đại học tại TPHCM đào tạo chưa đến 300 chỉ tiêu về tiếng Hàn, tiếng Nhật cũng chưa tới 300 người, còn tiếng Hoa chưa đến 500 người. Thêm vào đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường chưa thể đáp ứng ngay các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng. Bên cạnh đó, giỏi ngoại ngữ chỉ là điều kiện cần, một thông dịch viên thực thụ còn cần phải tinh thông ngôn ngữ mẹ, giỏi kỹ năng giao tiếp và xử lý được tình huống. “Có nhiều sinh viên dù đạt trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 nhưng khi phỏng vấn lại ú a ú ớ không phản xạ được. Nhiều sinh viên có khả năng tiếng Nhật đạt trình độ N2 (cấp độ cao), dù giao tiếp rất tốt nhưng không phù hợp vì chưa được rèn luyện nhiều về kính ngữ, trong khi kính ngữ trong tiếng Nhật rất quan trọng”, bà Bích Thủy nêu thực tế. Ông Phạm Ngọc Tân, Giám đốc giải pháp kinh doanh của Entrepreneur cũng chia sẻ, công ty vừa tuyển 4 sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ của một trường đại học tại TPHCM, nhưng nhiều điểm cơ bản trong hồ sơ xin việc như số chứng minh thư, lý lịch… đã dịch sai, trong khi những từ này nhan nhản trên mạng. “Rõ ràng có một khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và thực tế”, ông Tân nhận xét. Mặt khác, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thị trường thiếu nguồn nhân lực chất lượng là vì sinh viên ngoại ngữ sau tốt nghiệp, do không được định hướng nghề nghiệp rõ ràng nên thường xem thông dịch viên là bước đệm trước khi rẽ sang những ngành nghề khác nên không trau dồi kỹ năng cũng như học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Để có nguồn cung chất lượng này, nhiều ý kiến cho rằng, các trường đại học cần đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo những kỹ năng cần thiết cho từng công việc cụ thể, cần đa dạng hóa các ngôn ngữ mà nguồn cung hiện thiếu hụt. Ngoài những kỹ năng về ngôn ngữ, các trường cần đào tạo thêm kỹ năng mềm, có những liên kết với doanh nghiệp để sinh viên sớm cọ xát thực tế, không bỡ ngỡ khi ra trường. Các nhà tuyển dụng cho rằng, không chỉ rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, sinh viên Việt Nam cũng cần được cung cấp thêm các kiến thức về văn hóa, thực hành phiên dịch và định hướng ngành nghề. Thêm vào đó, việc nâng cao trình độ song song với cập nhật nhu cầu của thị trường là cách tốt nhất để giúp sinh viên và phiên dịch viên của Việt Nam có cơ hội làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài.
“Việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế chính là cơ hội cho các chuyên gia ngôn ngữ làm việc trong những lĩnh vực chuyên biệt. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, với chương trình “Cử nhân Ngôn ngữ” tại RMIT Việt Nam, sinh viên có thể chọn học chuyên ngành tiếng Nhật và các ngoại ngữ khác, hoặc biên - phiên dịch, hoặc cả hai. Đây là những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam vì kỹ năng ngôn ngữ cùng với nhận thức về văn hóa và kiến thức chuyên ngành là điều đang được nhiều tổ chức, công ty đa quốc gia và các ngành nghề tìm kiếm”, ông Jacob Heinrich, Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh, Đại học RMIT Việt Nam, cho biết.