Sự khởi động trở lại của hội nghị cấp cao ba bên lần này được kỳ vọng sẽ tạo chất xúc tác củng cố sự ổn định và phát triển ở Đông Bắc Á.
Chuyển hướng tích cực
Trong bối cảnh an ninh Đông Bắc Á đang chuyển động tích cực với việc tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên chuẩn bị bước vào một giai đoạn bước ngoặt, còn nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, hội nghị lần này được xem là cơ hội để 3 nền kinh tế hàng đầu khu vực khôi phục lòng tin chiến lược và nâng tầm hợp tác.
Được khởi động từ năm 2008, hội nghị cấp cao Trung - Nhật - Hàn là một trong những cơ chế ngoại giao cấp cao quan trọng hàng đầu của khu vực, tạo ra những tác động to lớn đối với các chuyển động an ninh và thương mại của vùng Đông Á. Tuy nhiên, tiến trình này bị gián đoạn trong các năm 2013 và 2014. Năm 2015, hội nghị được nối lại tại Seoul, Hàn Quốc, song lại tiếp tục bị gián đoạn trong năm 2016 và 2017 do một số bất đồng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các biến động chính trị tại Hàn Quốc. Năm 2018 đã mở màn với các tín hiệu tốt đẹp từ bán đảo Triều Tiên. Xu thế đối đầu chuyển hướng sang xu thế đối thoại và hòa giải, đã tạo một bầu không khí tích cực cho triển vọng an ninh khu vực Đông Bắc Á. Với tư cách là 3 quốc gia có lợi ích an ninh gắn chặt với tình hình trên bán đảo Triều Tiên và cũng là ba quốc gia tham gia tiến trình đàm phán sáu bên, rõ ràng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình và ổn định lâu dài.
Tạo thêm động lực
Song song với an ninh, thương mại đang nổi lên là một chủ đề quan trọng tại hội nghị cấp cao ba bên lần này trong bối cảnh cả ba nước đang phải đối mặt với một vấn đề chung, đó là xu hướng chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ. Cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích là những quốc gia làm Mỹ thâm hụt thương mại. Việc Mỹ, thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của cả ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chủ trương thực thi các biện pháp bảo hộ thương mại đang gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hoạt động thương mại của ba nền kinh tế này.
Chuyển hướng tích cực
Trong bối cảnh an ninh Đông Bắc Á đang chuyển động tích cực với việc tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên chuẩn bị bước vào một giai đoạn bước ngoặt, còn nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, hội nghị lần này được xem là cơ hội để 3 nền kinh tế hàng đầu khu vực khôi phục lòng tin chiến lược và nâng tầm hợp tác.
Được khởi động từ năm 2008, hội nghị cấp cao Trung - Nhật - Hàn là một trong những cơ chế ngoại giao cấp cao quan trọng hàng đầu của khu vực, tạo ra những tác động to lớn đối với các chuyển động an ninh và thương mại của vùng Đông Á. Tuy nhiên, tiến trình này bị gián đoạn trong các năm 2013 và 2014. Năm 2015, hội nghị được nối lại tại Seoul, Hàn Quốc, song lại tiếp tục bị gián đoạn trong năm 2016 và 2017 do một số bất đồng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các biến động chính trị tại Hàn Quốc. Năm 2018 đã mở màn với các tín hiệu tốt đẹp từ bán đảo Triều Tiên. Xu thế đối đầu chuyển hướng sang xu thế đối thoại và hòa giải, đã tạo một bầu không khí tích cực cho triển vọng an ninh khu vực Đông Bắc Á. Với tư cách là 3 quốc gia có lợi ích an ninh gắn chặt với tình hình trên bán đảo Triều Tiên và cũng là ba quốc gia tham gia tiến trình đàm phán sáu bên, rõ ràng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình và ổn định lâu dài.
Tạo thêm động lực
Song song với an ninh, thương mại đang nổi lên là một chủ đề quan trọng tại hội nghị cấp cao ba bên lần này trong bối cảnh cả ba nước đang phải đối mặt với một vấn đề chung, đó là xu hướng chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ. Cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích là những quốc gia làm Mỹ thâm hụt thương mại. Việc Mỹ, thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của cả ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chủ trương thực thi các biện pháp bảo hộ thương mại đang gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hoạt động thương mại của ba nền kinh tế này.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nền kinh tế có quy mô lớn không chỉ ở châu Á mà cả trên bình diện thế giới, chiếm khoảng 22% GDP toàn cầu và khoảng 70% GDP châu Á. Trước sức ép từ Washington, thay vì thụ động trước xu thế bảo hộ thương mại của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang chủ động thúc đẩy thương mại đa phương, coi đó là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực. Bắc Kinh và Tokyo đã chủ động đề xuất và xúc tiến các sáng kiến thương mại đa phương, trong đó đáng chú ý là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Nhật Bản khởi xướng thay thế cho Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ rút lui, hay Trung Quốc thúc đẩy Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Tại hội nghị cấp cao ba bên lần này, xu thế tự do thương mại đa phương dự kiến sẽ được tiếp thêm động lực mới nếu ba nền kinh tế lớn ở châu Á nhất trí thúc đẩy Hiệp định tự do thương mại Trung - Nhật - Hàn. Hội nghị cấp cao ba bên lần này được kỳ vọng sẽ là dịp để ba nước bày tỏ sự đồng thuận cao đối với chủ trương ủng hộ tự do thương mại toàn cầu.
Tại hội nghị cấp cao ba bên lần này, xu thế tự do thương mại đa phương dự kiến sẽ được tiếp thêm động lực mới nếu ba nền kinh tế lớn ở châu Á nhất trí thúc đẩy Hiệp định tự do thương mại Trung - Nhật - Hàn. Hội nghị cấp cao ba bên lần này được kỳ vọng sẽ là dịp để ba nước bày tỏ sự đồng thuận cao đối với chủ trương ủng hộ tự do thương mại toàn cầu.