Học sinh Quảng Ngãi có 2 năm học tại cơ sở liên kết đào tạo với trường “ma” ở Hoa Kỳ

Trước thông tin Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT 9 tỉnh, thành dừng hợp tác với trường Quốc tế George Washington (GWIS, Hoa Kỳ), Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức đoàn kiểm tra các hoạt động, tình hình thực tế của nơi đào tạo này.

Trường Tiểu học-THCS-THPT Newton (đặt tại khu đô thị Cổ Nhuế - Nam Cường) - Ảnh: trang web của trường
Trường Tiểu học-THCS-THPT Newton (đặt tại khu đô thị Cổ Nhuế - Nam Cường) - Ảnh: trang web của trường

Trước thông tin Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị các Sở GD-ĐT 9 tỉnh, thành dừng hợp tác với trường Quốc tế George Washington (GWIS) ở Hoa Kỳ đang tổ chức liên kết, giảng dạy tại Việt Nam, không hề có kiểm định quốc gia hay kiểm định vùng, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi lập tức tổ chức đoàn kiểm tra các hoạt động, tình hình thực tế của nơi đào tạo này.

Qua kiểm tra, Quảng Ngãi là 1 trong 9 tỉnh, thành có học sinh suốt 2 năm liền học tại cơ sở liên kết đào tạo với trường GWIS bị ảnh hưởng.

Học sinh Quảng Ngãi có 2 năm học tại cơ sở liên kết đào tạo với trường “ma” ở Hoa Kỳ ảnh 1 Trường Tiểu học-THCS-THPT Newton (đặt tại khu đô thị Cổ Nhuế - Nam Cường) - Ảnh: trang web của trường
Theo đó, Trường Quốc tế GWIS, Hoa Kỳ đã hợp tác liên kết giảng dạy tại Quảng Ngãi, thí điểm tại trường THPT Chuyên Lê Khiết (TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), theo sự đồng ý từ Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin về trường Quốc tế GWIS được Bộ GD-ĐT xác thực là không có hoạt động giảng dạy tại các địa chỉ mà trường này đăng ký ở Hoa Kỳ; đây không phải là một trường phổ thông có giáo viên, học sinh, không có kiểm định quốc gia hay kiểm định vùng. Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các Sở trên địa bàn 9 tỉnh, thành yêu cầu dừng hợp tác.

Ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Sở thành lập tổ kiểm tra gồm 29 thành viên tham gia thẩm định, kiểm tra rà soát. Tại thời điểm kiểm tra, trường đang có 3 giáo viên người nước ngoài (đã được Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy phép hoạt động) và một số cộng tác viên người Việt giảng dạy. Đồng thời, trường cũng mời thêm các trợ giảng. Các bộ môn được đào tạo là Toán, Văn dạy bằng tiếng Anh.

“Chương trình đào tạo trước khi giảng dạy được Sở GD-ĐT chấp nhận vì xét thấy nội dung chương trình không ảnh hưởng tôn giáo, chính trị và thuần phong mỹ tục và thuần túy hỗ trợ dạy bằng tiếng Anh. Lớp học có 135 học sinh từ lớp 1 đến lớp 8, thời gian học ban đêm từ thứ 2 đến thứ 6 với thời gian 2 giờ/buổi. Học phí từ 1 triệu/tháng đến 2,2 triệu đồng/tháng, mức học phí này đảm bảo trong văn bản hợp tác thỏa thuận các mức thu tối đa không quá 2,7 triệu” - ông Thái nói.

Ông Thái cũng cho biết thêm: “Mặc dù giảng dạy suốt 2 năm, tuy nhiên việc kiểm tra các thông tin hồ sơ pháp lý liên quan trường GWIS vượt quá tầm thanh tra các yếu tố nước ngoài của Sở nên không phát hiện được điều này. Việc đào tạo được thực hiện trên ý kiến chỉ đạo Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh”.

Hiện nay, Sở GD-ĐT tỉnh đang chuẩn bị văn bản, họp ban, ngành vào tuần tới để tiến hành dừng hoạt động giảng dạy trường GWIS tại Trường THPT Chuyên Lê Khiết, đề xuất các giải pháp đảm bảo quyền lợi cho các em học sinh đang theo học.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Nguyễn Văn
Cần truy cứu trách nhiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.