Một trong những nội dung đáng chú ý của đề án là ngành giáo dục sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên (HSSV) với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hàng năm tổ chức chuỗi sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho HSSV trong toàn quốc; hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo...
Đề án của Bộ GD-ĐT cũng đề ra tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp như: thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo. Giai đoạn 2018-2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường; xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT nêu rõ, các trường xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức…
Đề án của Bộ GD-ĐT cũng đề ra tạo môi trường hỗ trợ HSSV khởi nghiệp như: thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo. Giai đoạn 2018-2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường; xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT nêu rõ, các trường xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa; hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức…