Giỗ Tổ

Giỗ tổ Hùng Vương đã được xác định là quốc giỗ. Trăm họ trên dải đất hình chữ S thân yêu và bà con Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về đất tổ tri ân tổ tiên. Giỗ tổ từng dòng họ, theo chúng tôi cũng là việc nên làm. 
Dâng hương trong lễ giỗ Tổ
Dâng hương trong lễ giỗ Tổ
Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm và mở cõi. Tương truyền, thuở hồng hoang ông cha ta luôn bị các thế lực phương Bắc chèn ép và xâm lấn, nên vừa chống giặc ngoại xâm, vừa phải mở cõi về phương Nam. Vì thế, đất nước ta có 3 miền rõ rệt. Miền Bắc gia giáo, khuôn thước. Miền Trung chỉn chu, tằn tiện. Miền Nam phóng khoáng, bay bổng. Cũng tương truyền, xa xưa, khi các cụ tổ mở đất, bao giờ cũng giữ con cả ở lại “tổng hành dinh” lo giữ lề, giữ nếp; Con thứ hành phương xa. Có lẽ thế, ở miền Bắc, anh cả là người đứng đầu; còn ở miền Nam, anh hai là người “lớn” nhất.
Khi đất nước chiến tranh, kinh tế khó khăn, xa xôi cách trở, các nền văn hóa vùng miền chưa có sự giao thoa, hợp nhất. Hòa bình, kinh tế phát triển, nhất là những năm gần đây, khi công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đời sống người dân nâng lên rõ rệt, văn hóa ba miền khởi sắc, giao thoa. Tiền nhân có câu: “Phú quý sinh lễ nghĩa”; “có thực mới vực được đạo” là hoàn toàn có cơ sở. Con Rồng cháu Tiên bay xa bay cao khắp mọi miền đất nước, nay có dịp về quê cha đất tổ, thăm lại cố hương, cúng bái tổ tiên, góp công, góp của xây dựng nơi chôn nhau cắt rốn.
Trước kia còn bận bịu công tác, tôi ít có dịp về quê giỗ tổ họ Trần hoặc dự các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nay, thảnh thơi hơn, dường như năm nào tôi cũng về quê dự các sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh, đậm đặc bản sắc dân tộc. Nhiều lần thắp nhang trước bàn thờ thân phụ, tôi thầm cảm ơn người đã chọn ngày “quy tiên” thật ý nghĩa. Thế kỷ trước, đất nước có chiến tranh liên miên, cũng như bao nhiêu gia đình khác, bố mẹ tôi liên tiếp gửi những đứa con thân yêu ra mặt trận hoặc vào phục vụ trong quân đội. Tính ra cả con trai, con gái, dâu, rể, gia đình chúng tôi có tới hơn 20 người phục vụ trong lực lượng vũ trang, trong đó có nhiều người trực tiếp tham gia kháng chiến và một người đã hy sinh tại chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đâu cũng là quê hương, những người lính Cụ Hồ gắn bó với nơi mình chiến đấu, công tác và chọn nơi đơn vị đóng quân làm quê hương thứ hai của mình. Chỉ riêng trên đất Nam bộ, gia đình tôi đã có vài chục người thuộc nhiều thế hệ sinh sống, làm ăn. Có phải thế không, thân phụ tôi đã chọn đúng dịp giỗ tổ và gần ngày giỗ em trai liệt sĩ của tôi để “ra đi”. Do vậy dù đi xa về gần, đúng dịp những đợt gió heo may từ phương Bắc tràn về, trong tiếng trống hội rộn rã xóm thôn, anh em, con cháu chúng tôi lại hồi hương lần lượt giỗ cha (12-11 AL) giỗ liệt sĩ (14-11 AL) và giỗ tổ họ Trần (15-11 AL). Theo phong tục ở quê, tôi là con trai cả phải giữ ghế “quyền huynh thế phụ”. Dẫu chúng tôi hạnh phúc còn mẹ, nhưng vai trò của anh cả vẫn được thể hiện với sự quyết đoán, chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Do tôi đi công tác xa quê lâu năm nên chú em thứ của tôi là một bác sĩ - chủ nhiệm khoa, được giao thế tục. Dù bận công tác nhưng em trai tôi đã nhập vai trưởng họ, chủ tế một cách xuất sắc. 
Thường giỗ tổ họ Trần ngành 7 diễn ra từ 2 đến 3 ngày. Ngày thứ nhất cúng cáo. Ngày 14-11 AL, con cháu khắp nơi về nhà thờ tổ, bài trí bàn thờ, treo đèn, cờ, kết hoa; cúng mộ tổ và làm mâm cơm tế cáo. Tối hôm ấy có lễ khuyến học, khuyến tài. Quỹ khuyến học, khuyến tài mới phát động vài năm gần đây nhưng đã có gần trăm triệu đồng. Dịp giỗ tổ này, trích lãi thưởng cho con cháu học giỏi, vượt khó vươn lên. Số lượng con cháu học giỏi, thành đạt ngày càng nhiều. Là bác cả, tôi được giao phát biểu động viên các cháu và kêu gọi tài trợ cho quỹ khuyến học. Người nhiều, kẻ ít đều đóng góp; có cả người đang công tác xa như anh Trần Thiệu (luật sư tại TPHCM) cũng gửi cả chục triệu đồng về ủng hộ. Ngày thứ 2, đúng rằm là ngày giỗ tổ. Từ 3 giờ sáng, nhóm hậu cần đã nổi lửa mổ lợn, giết gà, giã xôi (xôi nhuyễn)... làm cỗ. Bộ phận khác gồm hầu hết trai thanh, gái tú, trang phục lễ hội đậm sắc chuẩn bị cờ quạt, hương hoa, lễ vật. Đội nhạc lễ đã có mặt từ tối hôm trước. Các bản nhạc lễ quen thuộc du dương đưa mọi người vào thế giới tâm linh đầy huyền bí đã xuất hiện từ thời mở cõi. 
Bác sĩ Toàn - em trai của tôi vào vai chủ tế thật thuần thục. Trang phục đỏ, mũ mão, cân đai lấp lánh, đầy quyền uy. Nét mặt trang nghiêm, bước đi chắc nịch theo nhịp trống chầu, không ai nghĩ một bác sĩ chủ nhiệm khoa của bệnh viện huyện lại thuộc bài đến thế. Buổi họp họ diễn ra ngay sau lễ tế tổ và dâng hương của các chi họ. Chủ tế nhận xét việc họ năm qua và gợi ý công việc tới. Giọng đĩnh đạc, ấm áp, trang nghiêm trước bàn thờ tổ. Kết thúc lễ là phần thụ lộc. Tất cả những người dự cùng nhau cụng ly rượu cuối năm nhân ngày giỗ tổ, chúc sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục phát huy truyền thống cha ông góp phần xây dựng quê hương đất nước. Tôi thật bất ngờ với vai cả của mình. Mọi người xếp tôi ngồi mâm cao, vị trí trung tâm. Không nói gì những người trẻ, một số cụ cao niên, có khi hơn tôi đến vài chục tuổi, tóc bạc phơ, dáng lọm khọm vẫn đến tận nơi mời rượu. “Con mời cụ ạ. Chúc cụ sức khỏe, tiếp tục làm cây cao, bóng cả cho con cháu chúng con nương nhờ...”. Ngại chết đi được. Tôi vái tay đáp lễ. Một cụ già trong họ xua tay: “Chớ. Cụ chớ làm thế. Họ phải có hàng, có thứ. Gia đình phải có trước có sau, xã hội phải có kỷ, có cương. Thiên hạ mới bình yên, lành mạnh. Cụ cả chớ làm thế”. Tôi đành “phục tùng” uống cạn ly rượu nếp quê mà thấy lòng ấm lạ. 
Trước khi ra về, ai cũng có phần lộc tổ. Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn, thường phần lộc tổ có tấm xôi nhuyễn (xôi nóng dùng chầy gỗ nhồi tan), một khúc thịt heo luộc và vài thứ trái cây. Việc ăn cỗ lấy phần là một phong tục có từ xa xưa. Gần đây, chính quyền địa phương khuyến khích người dân nên bỏ vì có nơi làm lãng phí, cầu kỳ. Theo tôi, nên cân nhắc kỹ điều này. Chỗ nào sai thì sửa. Lấy phần khi giỗ tổ có cái hay của nó, không nên bỏ; vì đó là truyền thống văn hóa tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn xưa, kể từ thời các vua Hùng dựng nước... Ngày thứ 3, làm lễ hạ rạp. Không biết từ bao giờ ở quê tôi, dựng rạp và hạ rạp đều phải có lễ cúng trời đất. Những người ở lại quê, một lần nữa thay mặt dòng họ tạ ơn tổ tiên, các bậc sinh thành, dưỡng dục; tạ ơn trời đất mưa thuận gió hòa, phù hộ độ trì cho cả họ vui vẻ, mạnh khỏe, làm ăn phát tài phát lộc... đặng góp phần cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, no ấm. 
Giỗ tổ Hùng Vương đã được xác định là quốc giỗ. Trăm họ trên dải đất hình chữ S thân yêu và bà con Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về đất tổ tri ân tổ tiên. Giỗ tổ từng dòng họ, theo chúng tôi cũng là việc nên làm. Chỉ có điều, tránh bày vẽ rườm rà, khoa trương, lãng phí thời giờ và tiền bạc. Giỗ tổ cần thiết thực với mục đích tri ân tổ tiên, cháu con đoàn kết, động viên, chia sẻ cùng nhau góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tôi đã tâm sự với Bí thư Huyện ủy Hải Hậu Nguyễn Văn Tìm như thế, nhân bàn chuyện xây dựng nông thôn mới ở vùng đất Anh hùng “Thiện tục khả phong”, “Mỹ tục khả phong” này. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Kể lại trận chung kết "thần sầu" với 4 cô gái Thái Lan ở Ấn Độ hôm 22-3, đội trưởng Nguyễn Thị Yến (tuyển Cầu mây Việt Nam) vẫn chưa hết nghẹn ngào, bởi lẽ xuất phát điểm của cô và các đồng đội vốn không được xếp vào diện ứng cử viên cho ngôi vô địch.

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.

Ông A Sỹ (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) hướng dẫn người dân trồng sâm. Ảnh: HỮU PHÚC

“Vua sâm” giúp dân thoát nghèo

Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. 

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.

Xanh mãi làng tre Phú An

Xanh mãi làng tre Phú An

Hơn 20 năm đã qua, từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, làng tre Phú An trở thành nơi sưu tập, bảo tồn tre cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị cây tre Việt Nam.

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Gần 60 năm đã trôi qua, những ký ức năm nào vẫn vẹn nguyên. Bà Du Thị Đông hay còn gọi là chị Bảy Đông (ở Tân Hoà, Tân Thạnh, Long An) là nhân chứng sống duy nhất trong trận thảm sát trên cánh đồng vào năm 1967 tại huyện Tân Thạnh, Long An. Sau ngày hoà bình, dù đôi tay không còn nguyên vẹn nhưng người dân công hoả tuyến năm nào đã tự nguyện hiến đất, xây bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ về sau về quá khứ hào hùng của dân tộc.

Người nâng tầm tre Việt

Người nâng tầm tre Việt

Nằm dọc Tỉnh lộ 14, làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TP Huế không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng nông sản như khoai, đậu, ớt..., mà còn được biết đến như là cái nôi của nghề mây tre đan. Người làm sống lại nghề mây tre đan truyền thống Thủy Lập trong những năm gần đây chính là ông Trần Lợi - một “báu vật sống” của ngôi làng.

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.