“Hạt giống đỏ” H Mông
Chúng tôi trở lại làng Mông - ngôi làng nhỏ chỉ vỏn vẹn trên dưới 50 “nóc nhà” với gần 300 nhân khẩu cùng chung sống. Ngôi làng xa xôi hẻo lánh và tương đối biệt lập này nằm sau lưng một con dốc cao thuộc địa bàn thôn 10C, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, cách trung tâm xã chừng 6km và cách trung tâm huyện gần 50km. Trong “ngôi nhà 3 thế hệ” - nơi Thào Mai Lan sinh ra và lớn lên, nơi nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và cả tiếng hát trong veo như suối nguồn mùa xuân của cô gái trẻ người H’Mông xinh đẹp nhất làng này, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện khá thú vị.
Không như bao đứa trẻ khác trong làng, tuổi thơ đầy cơ cực và khốn khó đã thôi thúc Mai Lan ngay từ nhỏ siêng năng, chăm chỉ học hành với mơ ước giản đơn là sau này sẽ làm một điều gì đó giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thế rồi, với quyết tâm và nghị lực của mình, từ trong gian khó, cô gái H’Mông đã trở thành một sinh viên năng nổ, hoạt bát và là “hạt giống đỏ” của Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Minh chứng cho tấm gương vượt khó và phấn đấu vươn lên không ngừng của Mai Lan trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học, đó là tấm bằng Cử nhân Giáo dục Mầm non loại giỏi. Và cũng trong năm học 2015 - 2016, Mai Lan đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tuổi mới vừa mười tám đôi mươi.
Tình nguyện gắn bó với đất khô cằn
Sau khi tốt nghiệp ra trường với “tấm bằng đỏ”, dù được nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị mời gọi về công tác trong môi trường khá thuận lợi, thế nhưng đảng viên trẻ Thào Mai Lan lại chọn cho mình một lối đi riêng. Cô giáo trẻ tình nguyện về nhận công tác tại Trường Mầm non B’Lá - một ngôi trường vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, vùng đặc biệt khó khăn, cách làng Mông - nơi cô ở đến gần 70km để làm cô nuôi dạy trẻ và gắn bó lâu dài tại đây. “Sở dĩ em chọn Trường Mầm non B’Lá để công tác, đơn giản là vì em cũng xuất thân từ đồng bào dân tộc thiểu số nên hiểu rất rõ nỗi cơ cực của đồng bào mình… Khi còn ở giảng đường đại học, em ước mơ sẽ về truyền lại kiến thức đã học được cho các em, giúp các em đỡ thiệt thòi, tự tin hơn để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của xã hội”, Thào Mai Lan tâm sự.
Và rồi, tâm nguyện ấy đã trở thành hiện thực khi Mai Lan tình nguyện về “gieo con chữ” tại Trường Mầm non B’Lá. Vẫn biết việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong môi trường giáo dục đặc thù như Trường Mầm non B’Lá không ít khó khăn, nhất là việc vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp và không bỏ học nửa chừng là một thử thách lớn, thế nhưng cô giáo trẻ Thào Mai Lan vẫn bền bỉ vượt qua như một sự trải nghiệm bản thân. Mai Lan bộc bạch: “Công việc hàng ngày tại trường thực sự là một áp lực đối với một giáo viên mầm non mới ra trường như em. Thế nhưng, em rất lấy làm vui và hạnh phúc vì điều đó và sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn cốt để mang cái chữ, mang ánh sáng văn hóa đến cho các bé ở đây”.
Đem câu chuyện tình nguyện đi “gieo con chữ” của Thào Mai Lan trên vùng đất này đến phòng giáo dục địa phương, chúng tôi được ông Lê Đức, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm, chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp ra trường, Thào Mai Lan đã đến phòng giáo dục đặt vấn đề xin về công tác tại địa phương. Chúng tôi đã bố trí cô về nhận công tác ở một đơn vị gần nhất, thuận lợi nhất nhưng cô không chịu… Nguyện vọng tha thiết của cô là được vào công tác tại Trường Mầm non B’Lá để được cống hiến, được phục vụ lâu dài theo những gì mà cô hằng mong ước trước 4 nhiệm vụ của người đảng viên. Trong quá trình công tác tại trường, cô đã làm rất tốt vai trò của một giáo viên”.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cần cù lao động và say mê văn hóa, văn nghệ, điều Mai Lan may mắn hơn các bạn cùng trang lứa đó là có cha là đảng viên, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lộc Thành - người luôn đồng hành, dõi theo từng bước đi của con gái: “Tôi thường khuyên bảo cháu, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất của một người đảng viên - giáo viên và sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ; tăng cường công tác dân vận, phối hợp tốt với các bậc phụ huynh để vận động trẻ ra lớp và không bỏ học như trước đây. Gia đình chúng tôi rất tự hào về Mai Lan!”.
Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất của một đảng viên; gương mẫu đi đầu và hoàn thành tốt công việc chuyên môn được giao; không ngại khó, ngại khổ; say sưa, tận tụy, gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, đó là những phẩm chất đáng quý của đảng viên trẻ Thào Mai Lan. Có lẽ vì thế mà cô giáo trẻ người H’Mông này luôn được Ban giám hiệu Trường Mầm non B’Lá cũng như đồng nghiệp tin yêu, quý mến. Bà Nguyễn Thị Ký, Hiệu trưởng Trường Mầm non B’Lá, chỉ gói gọn trong một câu: “Mai Lan là một cô giáo trẻ, đảng viên trẻ năng động và rất tuyệt vời, thực sự là niềm tự hào của Trường Mầm non B’Lá chúng tôi”.
“Chim sơn ca” - của núi rừng Nam Tây Nguyên
Không chỉ là “hạt giống đỏ” của trường, có nhiều đóng góp thiết thực trong sự nghiệp “trồng người” tại địa phương, mà với năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê ca hát, Thào Mai Lan còn xuất sắc giành nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội diễn do ngành giáo dục và tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Trong đó, phải kể đến là tấm huy chương vàng tại hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc năm 2016. Có thể nói, bằng tình yêu đối với nghệ thuật và với tài năng ca hát của mình, “con chim sơn ca” của núi rừng Nam Tây Nguyên đã truyền cảm hứng, niềm tin yêu cuộc sống đến với mọi người, làm nên những giai điệu đẹp vút lên trong không gian lấp lánh sắc màu văn hóa giữa đại ngàn Trường Sơn - Tây Nguyên.
Chúng tôi trở lại làng Mông - ngôi làng nhỏ chỉ vỏn vẹn trên dưới 50 “nóc nhà” với gần 300 nhân khẩu cùng chung sống. Ngôi làng xa xôi hẻo lánh và tương đối biệt lập này nằm sau lưng một con dốc cao thuộc địa bàn thôn 10C, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, cách trung tâm xã chừng 6km và cách trung tâm huyện gần 50km. Trong “ngôi nhà 3 thế hệ” - nơi Thào Mai Lan sinh ra và lớn lên, nơi nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và cả tiếng hát trong veo như suối nguồn mùa xuân của cô gái trẻ người H’Mông xinh đẹp nhất làng này, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện khá thú vị.
Không như bao đứa trẻ khác trong làng, tuổi thơ đầy cơ cực và khốn khó đã thôi thúc Mai Lan ngay từ nhỏ siêng năng, chăm chỉ học hành với mơ ước giản đơn là sau này sẽ làm một điều gì đó giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó. Thế rồi, với quyết tâm và nghị lực của mình, từ trong gian khó, cô gái H’Mông đã trở thành một sinh viên năng nổ, hoạt bát và là “hạt giống đỏ” của Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Minh chứng cho tấm gương vượt khó và phấn đấu vươn lên không ngừng của Mai Lan trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học, đó là tấm bằng Cử nhân Giáo dục Mầm non loại giỏi. Và cũng trong năm học 2015 - 2016, Mai Lan đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi tuổi mới vừa mười tám đôi mươi.
Tình nguyện gắn bó với đất khô cằn
Sau khi tốt nghiệp ra trường với “tấm bằng đỏ”, dù được nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị mời gọi về công tác trong môi trường khá thuận lợi, thế nhưng đảng viên trẻ Thào Mai Lan lại chọn cho mình một lối đi riêng. Cô giáo trẻ tình nguyện về nhận công tác tại Trường Mầm non B’Lá - một ngôi trường vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, vùng đặc biệt khó khăn, cách làng Mông - nơi cô ở đến gần 70km để làm cô nuôi dạy trẻ và gắn bó lâu dài tại đây. “Sở dĩ em chọn Trường Mầm non B’Lá để công tác, đơn giản là vì em cũng xuất thân từ đồng bào dân tộc thiểu số nên hiểu rất rõ nỗi cơ cực của đồng bào mình… Khi còn ở giảng đường đại học, em ước mơ sẽ về truyền lại kiến thức đã học được cho các em, giúp các em đỡ thiệt thòi, tự tin hơn để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của xã hội”, Thào Mai Lan tâm sự.
Và rồi, tâm nguyện ấy đã trở thành hiện thực khi Mai Lan tình nguyện về “gieo con chữ” tại Trường Mầm non B’Lá. Vẫn biết việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong môi trường giáo dục đặc thù như Trường Mầm non B’Lá không ít khó khăn, nhất là việc vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp và không bỏ học nửa chừng là một thử thách lớn, thế nhưng cô giáo trẻ Thào Mai Lan vẫn bền bỉ vượt qua như một sự trải nghiệm bản thân. Mai Lan bộc bạch: “Công việc hàng ngày tại trường thực sự là một áp lực đối với một giáo viên mầm non mới ra trường như em. Thế nhưng, em rất lấy làm vui và hạnh phúc vì điều đó và sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn cốt để mang cái chữ, mang ánh sáng văn hóa đến cho các bé ở đây”.
Đem câu chuyện tình nguyện đi “gieo con chữ” của Thào Mai Lan trên vùng đất này đến phòng giáo dục địa phương, chúng tôi được ông Lê Đức, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lâm, chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp ra trường, Thào Mai Lan đã đến phòng giáo dục đặt vấn đề xin về công tác tại địa phương. Chúng tôi đã bố trí cô về nhận công tác ở một đơn vị gần nhất, thuận lợi nhất nhưng cô không chịu… Nguyện vọng tha thiết của cô là được vào công tác tại Trường Mầm non B’Lá để được cống hiến, được phục vụ lâu dài theo những gì mà cô hằng mong ước trước 4 nhiệm vụ của người đảng viên. Trong quá trình công tác tại trường, cô đã làm rất tốt vai trò của một giáo viên”.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, cần cù lao động và say mê văn hóa, văn nghệ, điều Mai Lan may mắn hơn các bạn cùng trang lứa đó là có cha là đảng viên, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lộc Thành - người luôn đồng hành, dõi theo từng bước đi của con gái: “Tôi thường khuyên bảo cháu, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất của một người đảng viên - giáo viên và sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ; tăng cường công tác dân vận, phối hợp tốt với các bậc phụ huynh để vận động trẻ ra lớp và không bỏ học như trước đây. Gia đình chúng tôi rất tự hào về Mai Lan!”.
Luôn giữ gìn tư cách, phẩm chất của một đảng viên; gương mẫu đi đầu và hoàn thành tốt công việc chuyên môn được giao; không ngại khó, ngại khổ; say sưa, tận tụy, gắn bó với nghề nuôi dạy trẻ, đó là những phẩm chất đáng quý của đảng viên trẻ Thào Mai Lan. Có lẽ vì thế mà cô giáo trẻ người H’Mông này luôn được Ban giám hiệu Trường Mầm non B’Lá cũng như đồng nghiệp tin yêu, quý mến. Bà Nguyễn Thị Ký, Hiệu trưởng Trường Mầm non B’Lá, chỉ gói gọn trong một câu: “Mai Lan là một cô giáo trẻ, đảng viên trẻ năng động và rất tuyệt vời, thực sự là niềm tự hào của Trường Mầm non B’Lá chúng tôi”.
“Chim sơn ca” - của núi rừng Nam Tây Nguyên
Không chỉ là “hạt giống đỏ” của trường, có nhiều đóng góp thiết thực trong sự nghiệp “trồng người” tại địa phương, mà với năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê ca hát, Thào Mai Lan còn xuất sắc giành nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội diễn do ngành giáo dục và tỉnh Lâm Đồng tổ chức. Trong đó, phải kể đến là tấm huy chương vàng tại hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc năm 2016. Có thể nói, bằng tình yêu đối với nghệ thuật và với tài năng ca hát của mình, “con chim sơn ca” của núi rừng Nam Tây Nguyên đã truyền cảm hứng, niềm tin yêu cuộc sống đến với mọi người, làm nên những giai điệu đẹp vút lên trong không gian lấp lánh sắc màu văn hóa giữa đại ngàn Trường Sơn - Tây Nguyên.
Thực tế ấy không chỉ ngành giáo dục, mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng ghi nhận và đánh giá cao: “Sau khi tốt nghiệp ra trường, Mai Lan chấp nhận vào công tác ở vùng sâu, vùng xa. Khi có những hoạt động và yêu cầu của huyện, bất cứ lúc nào, không kể ngày đêm, Mai Lan đều sẵn sàng tham gia. Mai Lan không chỉ đóng góp cho sự phát triển chung của ngành giáo dục, đặc biệt là trong việc giáo dục con em đồng bào các dân tộc thiểu số, mà còn có những đóng góp tích cực trong phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương, tạo được sự tin yêu, quý mến của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà”, ông Trần Văn Cảng, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bảo Lâm, khẳng định.
Hình ảnh cô giáo trẻ Thào Mai Lan đã trở thành một nét đẹp đời thường trong sự nghiệp “trồng người” tại địa phương.
Hình ảnh cô giáo trẻ Thào Mai Lan đã trở thành một nét đẹp đời thường trong sự nghiệp “trồng người” tại địa phương.