Đổi mới giáo dục cần sự đồng thuận của xã hội

Ngành giáo dục cả nước đang quyết liệt triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Làm thế nào để tạo nên sự đồng thuận - yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các đề án đổi mới, chúng tôi ghi nhận một số ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này.
Đổi mới giáo dục cần sự đồng thuận của xã hội

Ngành giáo dục cả nước đang quyết liệt triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Làm thế nào để tạo nên sự đồng thuận - yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các đề án đổi mới, chúng tôi ghi nhận một số ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề này.

* Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội LÊ NHƯ TIẾN: Cần bình tĩnh trước những đề án mới

Ông Lê Như Tiến

Bất kỳ chủ trương nào ra đời, cái mới là cái chưa kiểm nghiệm, là cái dư luận chưa rõ ràng vì thế có những tiếng nói khác chiều nhau và đó là chuyện bình thường. Chúng ta không sợ những ý kiến khác nhau, kể cả những ý kiến phản biện. Có điều mình phải chứng minh trong thực tiễn rằng chủ trương ấy là đúng. Bao giờ những cái mới cũng là những yếu tố tiến bộ nhưng nó cần phải có thời gian kiểm nghiệm vì thực tiễn là chân lý. Nếu bất kỳ một chủ trương nào mới ra đời còn non nớt mà đã bị nghi ngờ, bị dư luận xã hội có những tiếng nói ngược chiều thì không nên. Nếu có tiếng nói khoa học mang tính phản biện, tranh luận để tiệm cận đến chân lý hơn thì tốt, chứ không nên phản đối ngay, gay gắt như đối với đổi mới kỳ thi quốc gia, chương trình sách giáo khoa, chương trình tích hợp Chương trình Quốc gia Anh và Chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam các môn Toán, tiếng Anh, Khoa học mà TPHCM sẽ triển khai hay vấn đề đổi mới trong quản lý giáo dục…

Chúng ta luôn luôn trăn trở với sự nghiệp giáo dục nhưng cũng phải tin tưởng và ủng hộ bởi cái mới ban đầu bao giờ cũng có những ý kiến khác nhau và chúng tôi cũng nghĩ rằng những nhà quản lý giáo dục cũng phải vững tin về chủ trương của mình vì đã có Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Căn bản và toàn diện thì rất rộng cho nên phải có bước đi.

Tôi thấy rằng các cơ quan thông tin đại chúng cũng như phụ huynh học sinh cần hết sức bình tĩnh trong việc phản ứng ngay tức thì đối với một chủ trương mới nào đó. Không phải chỉ trong ngành giáo dục mà trong tất cả các ngành, các lĩnh vực khác.

* PGS-TS HUỲNH VĂN SƠN, Phó trưởng Khoa Tâm lý giáo dục (ĐH Sư phạm TPHCM): Phản biện phải hướng đến sự toàn diện

Đổi mới giáo dục cần sự đồng thuận của xã hội ảnh 2

Ông Huỳnh Văn Sơn

Có thể nói giáo dục Việt Nam đang trong lộ trình thay đổi quyết liệt để đáp ứng nhu cầu hội nhập, phát triển đất nước nên cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần kiểm soát. Một trong những yếu tố quan trọng chính là tính định hướng trong phản biện của truyền thông. Tính định hướng chưa thật sự tốt dễ dẫn đến sự rối ren về mặt thông tin, mang tính tiêu cực… Đồng ý rằng những ý tưởng đổi mới cần được cân nhắc cẩn trọng trước khi đưa vào triển khai trong thực tiễn. Nhưng cũng không thể hay không nên có suy nghĩ phủ nhận tất cả. Chúng ta cần nhìn nhận phản biện cái mới là hướng đến sự thay đổi, hướng đến sự toàn diện và kết quả. Đơn cử như việc thi các môn tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh, có những ý tưởng vừa được đưa ra ở dạng xem xét, có ý tưởng được đưa ra trưng cầu, có ý tưởng đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng và có cơ sở khoa học… nhưng đều bị soi xét. Điều này rõ ràng vi phạm nguyên tắc phản biện cái mới.

Đề án tích hợp Chương trình Quốc gia Anh và Chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam ở cả ba cấp học cho các môn Toán, tiếng Anh, Khoa học (vừa được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương để Sở GD-ĐT triển khai) cũng vấp phải sự phản ứng thái quá dù chưa biết nội dung chương trình có những điểm gì tích cực, có phù hợp với thực tế ngành giáo dục hay văn hóa của ta hay không. Đó cũng là trở ngại khi cả nước đang triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chủ trương lớn về đổi mới giáo dục lần này có thể gây sự chú ý lớn của dư luận nên rất cần một sự định hướng về truyền thông đúng đắn. Những phản biện mang tính xây dựng, những ý kiến đóng góp, hiến kế trở thành những sự lựa chọn mang tính gợi ý thú vị… Những gì thuộc về cái mới luôn cần thời gian để được chấp nhận và cả soi xét. Nhưng quan điểm cần phải được xác lập rõ ràng, đó là sự phản biện cái mới trên bình diện công tâm và khách quan. Sức mạnh truyền thông là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận và tỉnh táo trước cơn lốc của truyền thông để tránh chuyện đáng tiếc xảy ra.

PHƯƠNG CHINH

Tin cùng chuyên mục