Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN: Không bị áp lực về số tiền làm chương trình - sách giáo khoa mới

Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) đã được Chính phủ trình Quốc hội ngay trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8. Chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí làm rõ thêm một số băn khoăn của dư luận xung quanh đề án này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN: Không bị áp lực về số tiền làm chương trình - sách giáo khoa mới

Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) đã được Chính phủ trình Quốc hội ngay trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8. Chiều 22-10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (ảnh) đã có cuộc trao đổi với báo chí làm rõ thêm một số băn khoăn của dư luận xung quanh đề án này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN: Không bị áp lực về số tiền làm chương trình - sách giáo khoa mới ảnh 1 

- Phóng viên: Có ý kiến cho rằng đề án đổi mới CT-SGK lần này chưa thể hiện được tính kế thừa, vì bố mẹ, anh chị không thể dạy cho con em mình. Bộ trưởng nghĩ sao về ý kiến này?

>> Bộ trưởng PHẠM VŨ LUẬN: Đề án với mục tiêu hướng đến cách dạy phát triển năng lực học sinh sẽ khác, không phải là cách như từ trước tới nay. Vì vậy tới đây cách dạy, học và thi đều khác. Các thầy cô giáo, học sinh phải làm quen rất nhiều. Phụ huynh cũng vậy.

- Đề án đổi mới mới chỉ nhấn mạnh đến chuyện dạy và học từ lý thuyết sang thực hành nhiều hơn mà chưa thể hiện được việc giảm tải chương trình?

Đề án lần này tích hợp mạnh ở các cấp học dưới, tức là lựa chọn những kiến thức quan trọng để lấy phần lõi của nó. Đó chính là giảm tải. Sau đó tiến hành phân hóa cao ở cấp học trên. Đó chính là hồn cốt của sự giảm tải. Xã hội luôn kêu ca là chương trình nặng, quá tải hàn lâm, khuyến khích việc dạy thêm học thêm... Tất cả những vấn đề này chúng tôi đã biết và quyết định phải thay đổi.

- Đến nay học sinh, phụ huynh vẫn rất kêu vì chương trình vẫn rất nặng?

Tuần sau, Bộ GD-ĐT sẽ có một quyết định rất quan trọng về vấn đề quá tải.

- Bộ GD-ĐT có bị áp lực của dư luận khiến kinh phí làm đề án đổi mới CT-SGK từ 34.000 tỷ đồng xuống còn gần 800 tỷ đồng như đề án mà Chính phủ vừa trình Quốc hội?

Chả có áp lực gì cả. Chúng tôi cần tính đúng, tính đủ, tính hết kinh phí để thưc hiện. Đây là việc hết sức nghiêm túc, Bộ GD-ĐT làm rồi đưa sang Bộ Tài chính để thẩm định, rồi lấy ý kiến của Ủy ban quốc gia về đổi mới GD-ĐT, Hội đồng phát triển nhân lực quốc gia, Chính phủ thảo luận... Đây không phải là việc cá nhân. Tất nhiên kinh phí đề án không đúng đến từng đồng được, nhưng những phác đồ chính, nội dung chính thì đã được tính và tính theo định mức hiện nay.

Tôi biết là với con số gần 800 tỷ đồng này và con số 34.000 tỷ đồng trước kia đang bị mọi người “soi”, đối chiếu. Nhưng chúng ta phải chú ý đến nội dung công việc mà chúng tôi đưa ra tương ứng với số kinh phí. Nếu nói đổi mới cả nền giáo dục mà chỉ với từng đó số tiền thì cũng không chính xác, vì còn nhiều nội dung khác nữa như xây dựng cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ. Những nội dung này sẽ có đề án riêng.

- Đề án đổi mới này có theo kinh nghiệm quốc tế nhiều không, thưa bộ trưởng?

Nhiều chứ! Chúng tôi có khoảng 40 CT-SGK của các nước. Ở trong khu vực thì có kinh nghiệm của Hàn Quốc, Malaysia có nhiều nét phù hợp với chúng ta. Trên thế giới là Anh, Pháp, Mỹ... Nói chung đại diện các châu lực chúng tôi đều tham khảo, nhưng chú trọng các nước trong khu vực.

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục