Bao giờ thanh niên Việt Nam tự tin nói tiếng Anh?

Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa tiến hành giao ban và đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm bước đầu. Cụ thể, sau 5 năm (2008 - 2012) triển khai đề án này, ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động quan trọng như biên soạn, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới tương thích với khung chuẩn châu Âu áp dụng cho đối tượng người lớn; xây dựng và ban hành khung chương trình tiếng Anh ở 3 cấp tiểu học, THCS, THPT thống nhất tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng…

Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa tiến hành giao ban và đưa ra những đánh giá, rút kinh nghiệm bước đầu. Cụ thể, sau 5 năm (2008 - 2012) triển khai đề án này, ban chỉ đạo đã có nhiều hoạt động quan trọng như biên soạn, triển khai chương trình, sách giáo khoa mới tương thích với khung chuẩn châu Âu áp dụng cho đối tượng người lớn; xây dựng và ban hành khung chương trình tiếng Anh ở 3 cấp tiểu học, THCS, THPT thống nhất tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng…

Đặc biệt, chương trình đã tạo điều kiện cho hàng ngàn giáo viên dạy tiếng Anh của 3 cấp học đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng dạy tiếng Anh và hướng tới chuẩn châu Âu.

Theo đánh giá của ban chỉ đạo, khác với các đề án, dự án khác, đề án ngoại ngữ quốc gia áp dụng chuẩn đánh giá kết quả đầu ra cho giáo viên, học sinh, sinh viên theo khung chuẩn năng lực ngoại ngữ châu Âu. Không những thế, việc triển khai đề án này cũng chấm dứt tình trạng thi, kiểm tra đánh giá trình độ ngoại ngữ mỗi nơi một kiểu như trước đây.

Có thể nói những kết quả ban đầu này đã đặt nền tảng cho việc triển khai những hoạt động tiếp theo của đề án. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, mục tiêu đề án hướng đến năm 2015 phải tạo được bước tiến rõ rệt về trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên và phấn đấu đến năm 2020, đa số thanh niên VN tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân VN.

Có thể nói tâm huyết của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thể hiện mong muốn sâu xa là thế hệ trẻ phải chuẩn bị hành trang kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể trở thành công dân toàn cầu, có thể làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế đa văn hóa, đa ngoại ngữ. Thế nhưng, cố gắng, dù đã nêu quyết tâm từ nhiều năm qua nhưng nhìn lại tỷ lệ sinh viên - nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi tốt nghiệp có được bao nhiêu phần trăm đủ năng lực ngoại ngữ và tự tin sử dụng, giao tiếp? Khảo sát thực tế và theo đánh giá của một số giảng viên dạy tiếng Anh ở các trường cao đẳng, đại học thì chỉ khoảng 30% - 40% sinh viên sau tốt nghiệp đạt chuẩn châu Âu - có bằng TOIEC 400 - 450 điểm.

Thế nhưng, ngay cả khi có bằng chuẩn về trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh thì cũng chỉ chiếm khoảng 40% - 50% đủ khả năng, sự tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Số còn lại dù đã theo học tiếng Anh từ phổ thông lên đến hết hệ cao đẳng, đại học cũng chỉ đọc hiểu trên sách, tài liệu chứ không thể giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh. Vì thiếu “chìa khóa” tiếng Anh nên việc sinh viên tự học, tự tìm kiếm tài liệu tiếng Anh qua mạng gặp nhiều khó khăn. Vì thiếu hành trang tiếng Anh, lao động Việt Nam không thể hội nhập với môi trường làm việc quốc tế và không được tuyển dụng vào những ngành nghề có thu nhập cao ở nước ngoài…

Để xóa mù tiếng Anh đúng nghĩa và chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao đủ tự tin trong giao tiếp tiếng Anh, có thể lao động, làm việc trong môi trường hội nhập, rất cần sự đột phá hơn nữa trong dạy và học tiếng Anh từ trường phổ thông đến hệ thống dạy nghề, cao đẳng, đại học. Một khi việc đầu tư dạy và học tiếng Anh chưa đúng và chưa đủ thì ước mong một ngày nào đó thanh niên Việt Nam có thể tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ còn xa vời…

Khánh Hà

Tin cùng chuyên mục