Chương trình tín dụng cho HS-SV: Sẽ bền vững

Với phương châm không để một học sinh - sinh viên (HS-SV) nào vì lý do khó khăn về tài chính phải bỏ học, trong 5 năm qua, đã có hơn 35.000 tỷ đồng được giải ngân trong chương trình tín dụng cho HS-SV. Chiều 15-10, tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” đã diễn ra tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với sự tham dự của đại diện Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam…
Chương trình tín dụng cho HS-SV: Sẽ bền vững

Với phương châm không để một học sinh - sinh viên (HS-SV) nào vì lý do khó khăn về tài chính phải bỏ học, trong 5 năm qua, đã có hơn 35.000 tỷ đồng được giải ngân trong chương trình tín dụng cho HS-SV. Chiều 15-10, tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” đã diễn ra tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với sự tham dự của đại diện Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam…

Sinh viên Khoa Cơ khí ĐHGTVT trong giờ học về hệ thống điện ô tô.Ảnh: Mai Hải

Sinh viên Khoa Cơ khí ĐHGTVT trong giờ học về hệ thống điện ô tô.Ảnh: Mai Hải

Không có HS-SV bỏ học vì lý do tài chính

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý thực hiện chương trình tín dụng với HS-SV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ, bộ đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng trên tinh thần không để HS-SV nào bỏ học vì lý do tài chính. Trước thông tin đã có hơn 1.000 HS-SV phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn, Thứ trưởng Trần Quang Quý cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra và báo cáo ngay về tình hình nhiều học sinh bỏ học. Qua kiểm tra, số lượng này có khoảng 1.000 HS-SV nhưng rải rác ở các trường. Theo thống kê, các em bỏ học có nhiều lý do khác nhau, có thể có công việc hay do điều kiện bố mẹ ốm phải nghỉ để chăm sóc…, không có học sinh theo diện vay vốn.

“Về phía các em bỏ học do lý do khác, bộ cũng không thể can thiệp nhưng nếu do hoàn cảnh, bố mẹ ốm đau đột xuất, chúng tôi yêu cầu nhà trường báo cáo. Trong văn bản có những trường hợp khó khăn đột xuất, nếu nhà trường và địa phương xác định vẫn đề nghị thì vẫn xét cho vay vốn”, ông Quý cho hay.

Về nguồn vốn cho chương trình, ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, theo tính toán ban đầu cho chu kỳ tối đa 5 năm, các em sinh viên sẽ trả nợ trong chu kỳ tiếp theo 5 năm nữa, thì cần nguồn vốn quay vòng từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng. “Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng nguồn vốn cho cả chu kỳ quay vòng. Chúng tôi xây dựng cơ cấu để đảm bảo ổn định, nhà nước bố trí khoảng 1/3, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam huy động 2/3 từ thị trường”, ông Anh cho biết.

Trong thời gian qua, do khó khăn nhất định từ thị trường tài chính, có lúc Ngân hàng chính sách chưa huy động kịp thời nguồn vốn từ thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ đã chỉ đạo không để khó khăn ảnh hưởng tới nguồn vốn cho HS-SV. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã tạo nguồn vốn tạm thời để Ngân hàng chính sách đảm bảo nguồn vốn cho vay từng kỳ.

Vẫn duy trì mức vay 1 triệu đồng/tháng

Theo quy định hiện hành, định mức cho vay là 1 triệu đồng/tháng/HS-SV. Tuy nhiên, ghi nhận chung cho thấy, chi phí một tháng cho một sinh viên đi học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM khoảng 3 triệu đồng/tháng. Với mức vay 1 triệu đồng/tháng, nhiều người cho rằng số tiền này còn thấp, chưa bảo đảm để HS-SV học tập, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vốn vay. Theo phản ánh của nhiều sinh viên, sinh viên phải ở trọ với giá điện 3.500 đồng/kWh, phòng trọ 450.000 đồng/tháng... Nhà nước chỉ cho sinh viên vay 5 triệu đồng/học kỳ thì không đủ chi trả. Một số ý kiến đề xuất nâng mức cho vay lên 1,5 triệu đồng.

Về điều này, ông Nguyễn Ngọc Anh cho hay, cho vay mức nào đã được tính toán ngay từ đầu. Chính phủ cũng chỉ đạo điều chỉnh mức cho vay khi yêu cầu thực tế phát sinh. Từ mức vay năm 2007 là 800.000 đồng/tháng, hiện mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/tháng. Trong bối cảnh giá sinh hoạt cao, thì con số 1 triệu đồng không phải là cao.

Tuy nhiên xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho học sinh đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước. Với mức vay thấp nhất đưa ra ban đầu là 800.000 đồng/tháng, với nhu cầu sinh viên trong 1 chu kỳ cho vay 5 năm thì con số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng.

Đây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình, vì vậy vẫn duy trì mức tối đa là 1 triệu đồng/tháng. Việc tính toán mức cho vay cũng phải tính tới khả năng trả nợ của gia đình HS-SV trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Chương trình tín dụng đã giúp nhiều sinh viên yên tâm học tập. Ảnh: MAI HẢI

Chương trình tín dụng đã giúp nhiều sinh viên yên tâm học tập. Ảnh: MAI HẢI

Theo Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, bà con rất có ý thức, trách nhiệm trả nợ và trong tổng số 3.000 tỷ đồng thu hồi cho đến nay thì số nợ đến hạn rất nhiều. Hiện nay, ngân hàng có chính sách trả nợ trước hạn sẽ được giảm lãi suất 5%. Với mức độ tăng trưởng bình quân như hiện nay, ước tính đến năm 2017 tổng dư nợ lên khoảng 45.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, sức ép mở rộng đối tượng và nâng mức cho vay cũng là vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Vì vậy, để cân bằng được vốn quay vòng không phải là điều dễ dàng. Về điều này, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết, khi thực hiện chương trình, mọi tính toán là giả định. Sau 5 năm triển khai, đến năm 2015 số thu nợ sẽ cân bằng với số giải ngân, có thể sớm hơn, vì tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Chúng tôi tự tin rằng với số vốn dưới 45.000 tỷ đồng đã đảm bảo quay vòng. Có thể nói chương trình này sẽ bền vững.

“Trước đây, có ý kiến lo ngại rằng chúng ta đã có chương trình cho HS-SV vay trực tiếp qua hệ thống ngân hàng công thương và phần lớn dư nợ trở thành nợ xấu. Nhưng với chương trình hiện nay, việc cho vay tới các gia đình được tiến hành qua các tổ chức ủy thác cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực tế tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp”, ông Anh nói.

Phan Thảo

Tin cùng chuyên mục