Việc người dân không sử dụng nguồn nước sạch mà vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan gây ra nhiều hệ lụy; trong khi đó, giải pháp để giải quyết tình trạng này vẫn chưa được các sở - ngành chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt.
Người dân chưa thấy quyền lợi
Theo Sawaco, số lượng ĐHN được gắn mới nhưng người dân không sử dụng tập trung nhiều ở các quận ven và huyện ngoại thành, gồm: quận 12 (hơn 18.000 cái), Hóc Môn (hơn 16.000 cái), Bình Tân (hơn 13.000 cái)... Mặc dù đã có nước sạch đưa đến tận từng hộ gia đình nhưng người dân vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan. Sawaco cũng thống kê gần 145.000 ĐHN có chỉ số sử dụng chỉ từ 1 - 4 m3 nước, có nghĩa người dân đang sử dụng song song cả 2 nguồn nước máy và nước giếng khoan.
Một lãnh đạo phụ trách kinh doanh tại một đơn vị cấp nước trực thuộc Sawaco nhẩm tính, giá tiền mỗi ĐHN hiện nay từ 4 - 5 triệu đồng, tùy loại. Như vậy, với số lượng gần 113.500 ĐHN được Sawaco lắp đặt nhưng người dân không sử dụng đã gây thiệt lớn. Con số ĐHN được lắp đặt nhưng người dân TPHCM không sử dụng cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần ĐHN được lắp đặt cho 1 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo Sawaco, thực hiện chỉ tiêu 100% hộ dân TPHCM được tiếp cận nước sạch, thời gian qua Sawaco nỗ lực tập trung nhiều nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp đưa nguồn nước sạch đến với người dân, trong đó về phát triển mạng lưới cấp 3 (lắp đặt trên 830.000m đường ống); xây dựng mới 24 trạm cấp nước; lắp đặt bổ sung 60 đồng hồ tổng. Đến cuối năm 2016, có thêm 228.665 hộ dân được cung cấp nước sạch; 24/24 quận, huyện trên địa bàn TPHCM được cung cấp nước sạch 100% hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tại những khu vực ngoại thành, vùng sâu vùng xa của TP, chi phí đầu tư mạng, gắn mới ĐHN cho dân từ 70 triệu đến 100 triệu đồng/cái. “Nếu tính hiệu quả kinh doanh thì hoạt động đầu tư này là lỗ, nhưng mục tiêu cao hơn mà chúng tôi hướng đến là bằng mọi giá phải đưa được nguồn nước sạch đến với người dân. Trong khi đó, người dân lại không sử dụng nước vì chưa thấy hết quyền lợi trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình”, đại diện lãnh đạo Sawaco cho biết.
Kiên quyết hạn chế khai thác nước ngầm
Trước thực tế này, giải pháp giảm giá để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch vừa được Sawaco triển khai thí điểm tại quận 12 và huyện Hóc Môn, do Công ty CP Cấp nước Trung An phụ trách. Cụ thể, Công ty CP Cấp nước Trung An sẽ giảm 50% tiền nước sử dụng trong định mức 1 còn khoảng 3.100 đồng/m3 (đã bao gồm thuế và phí) trong thời gian 3 tháng liên tiếp cho các đối tượng khách hàng là hộ gia đình không sử dụng nước 3 kỳ hóa đơn liên tiếp. Theo ông Võ Khánh Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP cấp nước Trung An, nếu sau thời gian này khách hàng vẫn không sử dụng nước, công ty sẽ tiến hành tháo dỡ ĐHN. Khi khách hàng có nhu cầu gắn ĐHN để sử dụng lại thì phải thanh toán phí gắn ĐHN theo biểu giá quy định tại từng thời điểm, bao gồm đơn giá lắp đặt ĐHN và tái lập mặt đường. Mức giá này hiện tại từ 4 - 7 triệu đồng.
Trong khi đó, ông Trần Công Lễ, Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Tân Hòa, cho biết 2 địa bàn do công ty phụ trách cấp nước gồm quận Tân Bình và Tân Phú thì có đến 25.000 ĐHN không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng từ 1 - 4m3 mỗi tháng; trong đó, số ĐHN người dân không sử dụng là 6.000 cái. So với thời điểm trước năm 2013, hóa đơn khách hàng sử dụng nước bằng 0 đến trên 12.000 đồng/tháng; khoảng 6.000 ĐHN không sử dụng hiện nay tập trung ở các nhà dân không có người ở hoặc nhà cho thuê. Giải pháp của đơn vị này là khi thực hiện gắn ĐHN mới, đơn vị đề nghị khách hàng phải cam kết sử dụng nước máy. Qua theo dõi hóa đơn sử dụng nước định kỳ, nếu khách hàng không sử dụng nước, công ty sẽ phối hợp địa phương vận động, thuyết phục. Trường hợp người dân không sử dụng nước trong thời gian dài, công ty sẽ hủy hợp đồng cấp nước. Khi khách hàng muốn tái lập hợp đồng sử dụng nước phải đóng khoản chi phí tái lập theo bản giá hiện hành (chi phí gắn ĐHN). Riêng Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn đang tiếp tục đẩy mạnh việc chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước máy.
Để phát huy hiệu quả đầu tư hệ thống cấp nước, cũng như để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống cho người dân, TPHCM cần triển khai các giải pháp quyết liệt hơn. Thực tế cho thấy, các giải pháp mà ngành cấp nước đã và đang cố gắng thực hiện thời gian qua không đủ mạnh để giải quyết được vấn đề. Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tới TP nên khoanh vùng, từng bước hạn chế, tiến đến cấm khai thác sử dụng nguồn nước ngầm tại những khu vực đã được cấp nước sạch.
Người dân chưa thấy quyền lợi
Theo Sawaco, số lượng ĐHN được gắn mới nhưng người dân không sử dụng tập trung nhiều ở các quận ven và huyện ngoại thành, gồm: quận 12 (hơn 18.000 cái), Hóc Môn (hơn 16.000 cái), Bình Tân (hơn 13.000 cái)... Mặc dù đã có nước sạch đưa đến tận từng hộ gia đình nhưng người dân vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan. Sawaco cũng thống kê gần 145.000 ĐHN có chỉ số sử dụng chỉ từ 1 - 4 m3 nước, có nghĩa người dân đang sử dụng song song cả 2 nguồn nước máy và nước giếng khoan.
Một lãnh đạo phụ trách kinh doanh tại một đơn vị cấp nước trực thuộc Sawaco nhẩm tính, giá tiền mỗi ĐHN hiện nay từ 4 - 5 triệu đồng, tùy loại. Như vậy, với số lượng gần 113.500 ĐHN được Sawaco lắp đặt nhưng người dân không sử dụng đã gây thiệt lớn. Con số ĐHN được lắp đặt nhưng người dân TPHCM không sử dụng cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần ĐHN được lắp đặt cho 1 tỉnh, thành trong cả nước.
Theo Sawaco, thực hiện chỉ tiêu 100% hộ dân TPHCM được tiếp cận nước sạch, thời gian qua Sawaco nỗ lực tập trung nhiều nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp đưa nguồn nước sạch đến với người dân, trong đó về phát triển mạng lưới cấp 3 (lắp đặt trên 830.000m đường ống); xây dựng mới 24 trạm cấp nước; lắp đặt bổ sung 60 đồng hồ tổng. Đến cuối năm 2016, có thêm 228.665 hộ dân được cung cấp nước sạch; 24/24 quận, huyện trên địa bàn TPHCM được cung cấp nước sạch 100% hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tại những khu vực ngoại thành, vùng sâu vùng xa của TP, chi phí đầu tư mạng, gắn mới ĐHN cho dân từ 70 triệu đến 100 triệu đồng/cái. “Nếu tính hiệu quả kinh doanh thì hoạt động đầu tư này là lỗ, nhưng mục tiêu cao hơn mà chúng tôi hướng đến là bằng mọi giá phải đưa được nguồn nước sạch đến với người dân. Trong khi đó, người dân lại không sử dụng nước vì chưa thấy hết quyền lợi trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình”, đại diện lãnh đạo Sawaco cho biết.
Kiên quyết hạn chế khai thác nước ngầm
Trước thực tế này, giải pháp giảm giá để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch vừa được Sawaco triển khai thí điểm tại quận 12 và huyện Hóc Môn, do Công ty CP Cấp nước Trung An phụ trách. Cụ thể, Công ty CP Cấp nước Trung An sẽ giảm 50% tiền nước sử dụng trong định mức 1 còn khoảng 3.100 đồng/m3 (đã bao gồm thuế và phí) trong thời gian 3 tháng liên tiếp cho các đối tượng khách hàng là hộ gia đình không sử dụng nước 3 kỳ hóa đơn liên tiếp. Theo ông Võ Khánh Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP cấp nước Trung An, nếu sau thời gian này khách hàng vẫn không sử dụng nước, công ty sẽ tiến hành tháo dỡ ĐHN. Khi khách hàng có nhu cầu gắn ĐHN để sử dụng lại thì phải thanh toán phí gắn ĐHN theo biểu giá quy định tại từng thời điểm, bao gồm đơn giá lắp đặt ĐHN và tái lập mặt đường. Mức giá này hiện tại từ 4 - 7 triệu đồng.
Trong khi đó, ông Trần Công Lễ, Phó Giám đốc Công ty CP Cấp nước Tân Hòa, cho biết 2 địa bàn do công ty phụ trách cấp nước gồm quận Tân Bình và Tân Phú thì có đến 25.000 ĐHN không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng từ 1 - 4m3 mỗi tháng; trong đó, số ĐHN người dân không sử dụng là 6.000 cái. So với thời điểm trước năm 2013, hóa đơn khách hàng sử dụng nước bằng 0 đến trên 12.000 đồng/tháng; khoảng 6.000 ĐHN không sử dụng hiện nay tập trung ở các nhà dân không có người ở hoặc nhà cho thuê. Giải pháp của đơn vị này là khi thực hiện gắn ĐHN mới, đơn vị đề nghị khách hàng phải cam kết sử dụng nước máy. Qua theo dõi hóa đơn sử dụng nước định kỳ, nếu khách hàng không sử dụng nước, công ty sẽ phối hợp địa phương vận động, thuyết phục. Trường hợp người dân không sử dụng nước trong thời gian dài, công ty sẽ hủy hợp đồng cấp nước. Khi khách hàng muốn tái lập hợp đồng sử dụng nước phải đóng khoản chi phí tái lập theo bản giá hiện hành (chi phí gắn ĐHN). Riêng Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn đang tiếp tục đẩy mạnh việc chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước máy.
Để phát huy hiệu quả đầu tư hệ thống cấp nước, cũng như để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường sống cho người dân, TPHCM cần triển khai các giải pháp quyết liệt hơn. Thực tế cho thấy, các giải pháp mà ngành cấp nước đã và đang cố gắng thực hiện thời gian qua không đủ mạnh để giải quyết được vấn đề. Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tới TP nên khoanh vùng, từng bước hạn chế, tiến đến cấm khai thác sử dụng nguồn nước ngầm tại những khu vực đã được cấp nước sạch.
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho biết, số lượng nước ngầm đang khai thác trên địa bàn TPHCM khoảng 530.000m3/ngày đêm, chiếm gần 1/3 khối lượng nước sạch mà người dân TP sử dụng mỗi ngày. Trong đó, có 322 giếng khai thác dạng công nghiệp với khối lượng gần 200.000m3 nước/ngày đêm.
Hơn trăm ngàn ĐHN đã gắn miễn phí nhưng người dân không sử dụng mà vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan là một thực tế. Hậu quả của việc khai thác nước ngầm vô tội vạ đang ngày càng tác động nghiêm trọng đến môi trường sống, khi TPHCM ngày càng xuất hiện nhiều khu vực sụp lún nặng. Chưa kể, công bố của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, nhiều khu vực nguồn nước bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân khi sử dụng lâu dài.
Hơn trăm ngàn ĐHN đã gắn miễn phí nhưng người dân không sử dụng mà vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan là một thực tế. Hậu quả của việc khai thác nước ngầm vô tội vạ đang ngày càng tác động nghiêm trọng đến môi trường sống, khi TPHCM ngày càng xuất hiện nhiều khu vực sụp lún nặng. Chưa kể, công bố của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, nhiều khu vực nguồn nước bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân khi sử dụng lâu dài.