Chia rẽ Đông - Tây
Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được một thỏa hiệp về các chính sách liên quan đến việc tiếp nhận người nhập cư vào trước tháng 6-2018. Theo quan điểm của ông Tusk, trước tiên EU cần đưa ra một công cụ tài chính nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư trái phép trong khuôn khổ kế hoạch tài chính nhiều năm của khối. Vào tháng 2 tới, các nhà lãnh đạo sẽ phải tìm ra cách thức để đưa nội dung này thành nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch tài chính nhiều năm. Nội dung thứ hai liên quan đến việc cải cách các quy định của Dublin, trong đó có chỉ tiêu hạn ngạch bắt buộc về tiếp nhận người nhập cư. Các nước sẽ phải tiếp tục làm việc và vấn đề này sẽ được đưa ra đánh giá vào tháng 3-2018, trong khi các nhà lãnh đạo mong muốn có thể đưa ra quyết định vào tháng 6 năm sau.
Tại hội nghị, hạn ngạch tái bố trí người nhập cư vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa hai phía Đông-Tây châu Âu. Một số nước thành viên ở Trung-Đông Âu thuộc nhóm Visegrad như Ba Lan, CH Czech, Slovakia và Hungary vẫn kiên quyết phản đối hạn ngạch phân bổ người di cư (được đa số thành viên EU thông qua năm 2015 nhằm hỗ trợ những nước cửa ngõ châu Âu như Italia và Hy Lạp). Một số ý kiến còn cho rằng, việc phân bổ người di cư theo hạn ngạch là không hiệu quả và chỉ gây chia rẽ trong EU. Một lần nữa, tính đoàn kết của EU lại được báo chí phương Tây nêu ra sau khi thất bại trong việc đưa ra một chính sách mới. Giới quan sát nhìn nhận, việc lựa chọn một chính sách sao cho vừa hiệu quả, vừa đáp ứng được vấn đề nhân đạo sẽ là một bài toán hóc búa cho các lãnh đạo EU trong năm 2018. Một thực tế không thể phủ nhận là làn sóng nhập cư trái phép đang kéo theo nhiều “rắc rối” và hệ lụy cho châu Âu. Không chỉ phải chật vật giải quyết gánh nặng cứu hộ, cứu trợ mang tính nhân đạo, nhiều quốc gia tại châu lục này cũng đang lo ngại về nguy cơ các phần tử khủng bố trà trộn vào dòng người nhập cư bất hợp pháp.
Chú trọng cải cách Eurozone
Những điểm sáng trong hội nghị của EU nằm trong lĩnh vực tài chính và vấn đề Brexit (Anh rời khỏi liên minh châu Âu). Về nội dung cải tổ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Chủ tịch Donald Tusk cho biết EU đang tiến từng bước trong các nội dung quan trọng như hoàn thành liên minh ngân hàng và thúc đẩy chuyển đổi cơ chế bình ổn châu Âu sang cơ cấu mới mang tên Quỹ Tiền tệ châu Âu. Trong cuộc gặp bên lề hội nghị, lãnh đạo 2 nước Pháp và Đức đã nhất trí sẽ đưa ra đề xuất chung về cải cách Eurozone vào tháng 3-2018. Theo Thủ tướng Đức Merkel, các cải cách nên tập trung vào thúc đẩy tính cạnh tranh của liên minh tiền tệ chung của EU.
Về Brexit, các nhà lãnh đạo khối này chính thức phê chuẩn quyết định khởi động giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán về việc nước Anh tách khỏi EU sau khi đạt được thỏa thuận về các điều khoản cụ thể với Anh. Theo đó, giai đoạn 2 sẽ tập trung vào quá trình chuyển tiếp và quan hệ thương mại giữa Anh và EU sau khi Anh chính thức rời EU ngày 29-3-2019. Các cuộc đàm phán về thương mại và giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit sẽ được tiến hành vào đầu năm tới và trong các cuộc đàm phán tiếp theo, Anh cần giải trình những công việc cụ thể trong quan hệ với EU sau thời điểm Brexit.
Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được một thỏa hiệp về các chính sách liên quan đến việc tiếp nhận người nhập cư vào trước tháng 6-2018. Theo quan điểm của ông Tusk, trước tiên EU cần đưa ra một công cụ tài chính nhằm ngăn chặn làn sóng nhập cư trái phép trong khuôn khổ kế hoạch tài chính nhiều năm của khối. Vào tháng 2 tới, các nhà lãnh đạo sẽ phải tìm ra cách thức để đưa nội dung này thành nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch tài chính nhiều năm. Nội dung thứ hai liên quan đến việc cải cách các quy định của Dublin, trong đó có chỉ tiêu hạn ngạch bắt buộc về tiếp nhận người nhập cư. Các nước sẽ phải tiếp tục làm việc và vấn đề này sẽ được đưa ra đánh giá vào tháng 3-2018, trong khi các nhà lãnh đạo mong muốn có thể đưa ra quyết định vào tháng 6 năm sau.
Tại hội nghị, hạn ngạch tái bố trí người nhập cư vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa hai phía Đông-Tây châu Âu. Một số nước thành viên ở Trung-Đông Âu thuộc nhóm Visegrad như Ba Lan, CH Czech, Slovakia và Hungary vẫn kiên quyết phản đối hạn ngạch phân bổ người di cư (được đa số thành viên EU thông qua năm 2015 nhằm hỗ trợ những nước cửa ngõ châu Âu như Italia và Hy Lạp). Một số ý kiến còn cho rằng, việc phân bổ người di cư theo hạn ngạch là không hiệu quả và chỉ gây chia rẽ trong EU. Một lần nữa, tính đoàn kết của EU lại được báo chí phương Tây nêu ra sau khi thất bại trong việc đưa ra một chính sách mới. Giới quan sát nhìn nhận, việc lựa chọn một chính sách sao cho vừa hiệu quả, vừa đáp ứng được vấn đề nhân đạo sẽ là một bài toán hóc búa cho các lãnh đạo EU trong năm 2018. Một thực tế không thể phủ nhận là làn sóng nhập cư trái phép đang kéo theo nhiều “rắc rối” và hệ lụy cho châu Âu. Không chỉ phải chật vật giải quyết gánh nặng cứu hộ, cứu trợ mang tính nhân đạo, nhiều quốc gia tại châu lục này cũng đang lo ngại về nguy cơ các phần tử khủng bố trà trộn vào dòng người nhập cư bất hợp pháp.
Chú trọng cải cách Eurozone
Những điểm sáng trong hội nghị của EU nằm trong lĩnh vực tài chính và vấn đề Brexit (Anh rời khỏi liên minh châu Âu). Về nội dung cải tổ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Chủ tịch Donald Tusk cho biết EU đang tiến từng bước trong các nội dung quan trọng như hoàn thành liên minh ngân hàng và thúc đẩy chuyển đổi cơ chế bình ổn châu Âu sang cơ cấu mới mang tên Quỹ Tiền tệ châu Âu. Trong cuộc gặp bên lề hội nghị, lãnh đạo 2 nước Pháp và Đức đã nhất trí sẽ đưa ra đề xuất chung về cải cách Eurozone vào tháng 3-2018. Theo Thủ tướng Đức Merkel, các cải cách nên tập trung vào thúc đẩy tính cạnh tranh của liên minh tiền tệ chung của EU.
Về Brexit, các nhà lãnh đạo khối này chính thức phê chuẩn quyết định khởi động giai đoạn tiếp theo trong các cuộc đàm phán về việc nước Anh tách khỏi EU sau khi đạt được thỏa thuận về các điều khoản cụ thể với Anh. Theo đó, giai đoạn 2 sẽ tập trung vào quá trình chuyển tiếp và quan hệ thương mại giữa Anh và EU sau khi Anh chính thức rời EU ngày 29-3-2019. Các cuộc đàm phán về thương mại và giai đoạn chuyển tiếp sau Brexit sẽ được tiến hành vào đầu năm tới và trong các cuộc đàm phán tiếp theo, Anh cần giải trình những công việc cụ thể trong quan hệ với EU sau thời điểm Brexit.