Trong khi nhiều người dùng mạng xã hội Zalo, Facebook chỉ với mục đích trò chuyện, trao đổi qua lại một cách đơn thuần thì người dân và Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) còn sử dụng mạng Zalo như một công cụ phòng, chống và tố giác tội phạm. Chỉ khoảng 6 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực.
Tranh thủ giờ ăn trưa, bà Lê Thị Dung (chủ một doanh nghiệp tư nhân tại khu phố 5, phường 25) dùng điện thoại vào nhóm Zalo khu vực để xem các thông tin mới về thủ đoạn của tội phạm, rồi đọc cho nhân viên nghe. “Các thông tin tôi nhận được trên nhóm rất hữu ích, ngắn gọn, dễ hiểu, nhất là các cảnh báo về thủ đoạn mới của tội phạm. Nhờ đó, không chỉ bản thân tôi đề cao cảnh giác mà nhân viên cũng có ý thức hơn trong giữ gìn tài sản chung của công ty và khách hàng”, bà Dung nhận xét.Bà Lê Thị Ánh (70 tuổi, ngụ tổ 86, phường 25) dù không sử dụng mạng Zalo nhưng hàng ngày bà luôn nhắc con, cháu mở nhóm Zalo khu phố lên để đọc cho bà nghe. Bà Ánh bảo do mình ở nhà thường xuyên nên khi biết các thủ đoạn hoạt động của tội phạm, bà sẽ nâng cao được ý thức cảnh giác. Từ đó, không chỉ bảo vệ được tài sản của gia đình mà còn “trông nhà” giúp hàng xóm.
Tranh thủ giờ ăn trưa, bà Lê Thị Dung (chủ một doanh nghiệp tư nhân tại khu phố 5, phường 25) dùng điện thoại vào nhóm Zalo khu vực để xem các thông tin mới về thủ đoạn của tội phạm, rồi đọc cho nhân viên nghe. “Các thông tin tôi nhận được trên nhóm rất hữu ích, ngắn gọn, dễ hiểu, nhất là các cảnh báo về thủ đoạn mới của tội phạm. Nhờ đó, không chỉ bản thân tôi đề cao cảnh giác mà nhân viên cũng có ý thức hơn trong giữ gìn tài sản chung của công ty và khách hàng”, bà Dung nhận xét.Bà Lê Thị Ánh (70 tuổi, ngụ tổ 86, phường 25) dù không sử dụng mạng Zalo nhưng hàng ngày bà luôn nhắc con, cháu mở nhóm Zalo khu phố lên để đọc cho bà nghe. Bà Ánh bảo do mình ở nhà thường xuyên nên khi biết các thủ đoạn hoạt động của tội phạm, bà sẽ nâng cao được ý thức cảnh giác. Từ đó, không chỉ bảo vệ được tài sản của gia đình mà còn “trông nhà” giúp hàng xóm.
Thời gian qua, nhờ những thông tin trên nhóm Zalo chung về cách đề phòng trộm cắp, nhiều người dân trên địa bàn quận Bình Thạnh đã nhận diện kẻ lạ mặt vào khu phố và kịp thời chụp ảnh đưa lên mạng, báo cơ quan chức năng theo dõi, bắt giữ đối tượng. Cụ thể như tại phường 19, phát hiện đối tượng lạ mặt vào chung cư, anh Huy đã thông tin lên nhóm và cùng người dân theo dõi để bắt quả tang đối tượng đang trộm chiếc máy ảnh tại nhà một hộ dân. Hay như tại phường 7, cũng từ thông tin trên nhóm Zalo, người dân đã bắt giữ đối tượng vào nhà hàng xóm đẩy trộm xe máy. Nhiều vụ lừa đảo tiền qua điện thoại cũng đã được người dân cảnh giác và trình báo cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn. Bên cạnh đó, cơ quan công an còn thông qua nhóm Zalo chung để truy tìm dấu vết và bắt giữ đối tượng. Gần đây nhất, ngày 12-4, thông qua các biện pháp nghiệp vụ đưa lên nhóm Zalo của cư dân, Công an phường 25 đã bắt được đối tượng vào nhà cướp giật tài sản.
Theo Trung tá Trần Hoài Anh, Trưởng Công an phường 25, từ bước đầu triển khai tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc sử dụng nhóm Zalo, Facebook trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, đầu năm 2018, Công an phường 25 đã thực hiện xây dựng ở mỗi tổ dân phố một nhóm trên Zalo. Trong đó có sự tham gia của cảnh sát khu vực và tổ trưởng để các thông tin được kiểm soát chuẩn mực. Ngoài ra, để thông tin được cụ thể và đúng đối tượng hơn, mỗi tổ dân phố còn có nhóm theo hộ kinh doanh, nhà cho thuê trọ… Chính nhờ tạo từng nhóm nhỏ này, thông tin từ cảnh sát khu vực, tổ trưởng đã xuống từng hộ dân, giúp người dân xây dựng được nền thông tin vững chắc
Đưa chúng tôi xem các thông tin trên các nhóm Zalo mà mình là trưởng nhóm, bà Nguyễn Thị Ánh Dung, Tổ trưởng Tổ dân phố 86, chia sẻ: “Cách đây 5 phút, tôi nhận được thông tin cảnh báo của công an khu vực về thủ đoạn mới của tội phạm và tôi đẩy lên các nhóm ngay. Bà con cũng có phản hồi trên nhóm luôn đây này”. Từ khi có nhóm Zalo, sự kết nối giữa bà tổ trưởng với người dân được nhanh chóng, cởi mở hơn. Không chỉ thông tin về phòng, ngừa tội phạm, các vấn đề an sinh xã hội cũng được bà truyền tải đến người dân một cách nhanh nhất. “Nếu trước đây các thông tin về thủ đoạn, trật tự xã hội phải chờ đến lúc họp tổ mới nêu ra, thì nay người dân được cung cấp hàng ngày, hàng giờ chỉ với một cái nhấn tay vào điện thoại”, bà Ánh Dung cho biết.