Điều đáng nói ở đây là những hình ảnh tạo nên một vụ xì căng đan ầm ĩ cho một trong những hãng hàng không lớn của Mỹ xuất hiện trên mạng xã hội trước khi được các kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ và thế giới chiếu lại.
Kể từ sự việc kể trên đến nay, rất nhiều vụ việc khác được quay và đưa lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter… khiến nhiều ông chủ tập đoàn, doanh nghiệp phải lên tiếng xin lỗi, đứng ra chịu trách nhiệm. Có thể nói, trong thời buổi hiện nay, hầu như ai cũng có điện thoại thông minh và có thể trở thành một nhà tranh đấu khi quay hình ảnh, thu âm một sự kiện gì đó. Theo bà Veronique Reille Soult, Chủ tịch Công ty tư vấn Dentsu Consulting, từ nay tất cả các cuộc khủng hoảng đều được phát tán trước tiên qua các mạng xã hội.
Vì sao lại có xu hướng này? Ông Olivier Midiere, thuộc Medef - một tổ chức đại diện cho giới chủ Pháp, giải thích mạng xã hội đang làm thay đổi cách thức hoạt động, phục vụ của các doanh nghiệp. Khi một khách hàng không hài lòng, công ty chỉ có 2 giờ để xử lý, nếu không tai tiếng của công ty sẽ được tung lên mạng xã hội. Rõ ràng, mạng xã hội đã góp phần cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mạng xã hội cũng làm thay đổi đáng kể cách thức tuyển dụng nhân sự. Doanh nghiệp có khả năng lựa chọn nhiều hơn, hiểu rõ hơn ứng viên. Trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook vừa qua đã mở rộng phạm vi hoạt động đối với tính năng tìm kiếm việc làm trên nền tảng của trang mạng này thêm hàng chục quốc gia. Phó Chủ tịch Facebook Alex Himel cho biết dù mới triển khai công cụ này tại Canada và Mỹ hồi đầu năm 2017, song đến nay tính năng này đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, giúp người lao động và nhà tuyển dụng kết nối với nhau dễ dàng hơn. Kể từ khi cho ra mắt, Facebook cũng đã tăng cường tính năng nhằm giải quyết các vấn đề như quản lý các đơn xin việc, lên lịch phỏng vấn và đưa ra thông báo khi có các vị trí mong muốn. Đây được coi là một công cụ mới được Facebook đưa ra nhằm đa dạng hóa trang mạng này.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là tấm gương phản chiếu hành vi, sở thích của khách hàng. Tập đoàn siêu thị Pháp Carrefour dùng mạng xã hội để hiểu biết rõ hơn xu hướng tiêu dùng, tung ra các đợt tiếp thị đáp ứng nhu cầu khách hàng, theo dõi “hành trình” của sản phẩm, từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, thương mại và tiêu dùng.
Tuy nhiên, mạng xã hội cũng làm cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, thông tin của doanh nghiệp khó khăn hơn. Theo ông Olivier Midiere, Facebook thu thập tất cả các dữ liệu của doanh nghiệp, các công ty tư vấn khai thác đối chiếu rồi bán lại cho các đối thủ của doanh nghiệp. Như vậy, mạng xã hội trở thành mối đe dọa, rủi ro đối với doanh nghiệp.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội ngày nay trở thành những con dao đa dụng sắc bén mà không một ai, không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua.
Kể từ sự việc kể trên đến nay, rất nhiều vụ việc khác được quay và đưa lên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter… khiến nhiều ông chủ tập đoàn, doanh nghiệp phải lên tiếng xin lỗi, đứng ra chịu trách nhiệm. Có thể nói, trong thời buổi hiện nay, hầu như ai cũng có điện thoại thông minh và có thể trở thành một nhà tranh đấu khi quay hình ảnh, thu âm một sự kiện gì đó. Theo bà Veronique Reille Soult, Chủ tịch Công ty tư vấn Dentsu Consulting, từ nay tất cả các cuộc khủng hoảng đều được phát tán trước tiên qua các mạng xã hội.
Vì sao lại có xu hướng này? Ông Olivier Midiere, thuộc Medef - một tổ chức đại diện cho giới chủ Pháp, giải thích mạng xã hội đang làm thay đổi cách thức hoạt động, phục vụ của các doanh nghiệp. Khi một khách hàng không hài lòng, công ty chỉ có 2 giờ để xử lý, nếu không tai tiếng của công ty sẽ được tung lên mạng xã hội. Rõ ràng, mạng xã hội đã góp phần cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mạng xã hội cũng làm thay đổi đáng kể cách thức tuyển dụng nhân sự. Doanh nghiệp có khả năng lựa chọn nhiều hơn, hiểu rõ hơn ứng viên. Trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook vừa qua đã mở rộng phạm vi hoạt động đối với tính năng tìm kiếm việc làm trên nền tảng của trang mạng này thêm hàng chục quốc gia. Phó Chủ tịch Facebook Alex Himel cho biết dù mới triển khai công cụ này tại Canada và Mỹ hồi đầu năm 2017, song đến nay tính năng này đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, giúp người lao động và nhà tuyển dụng kết nối với nhau dễ dàng hơn. Kể từ khi cho ra mắt, Facebook cũng đã tăng cường tính năng nhằm giải quyết các vấn đề như quản lý các đơn xin việc, lên lịch phỏng vấn và đưa ra thông báo khi có các vị trí mong muốn. Đây được coi là một công cụ mới được Facebook đưa ra nhằm đa dạng hóa trang mạng này.
Ngoài ra, mạng xã hội cũng là tấm gương phản chiếu hành vi, sở thích của khách hàng. Tập đoàn siêu thị Pháp Carrefour dùng mạng xã hội để hiểu biết rõ hơn xu hướng tiêu dùng, tung ra các đợt tiếp thị đáp ứng nhu cầu khách hàng, theo dõi “hành trình” của sản phẩm, từ sản xuất, chế biến, vận chuyển, thương mại và tiêu dùng.
Tuy nhiên, mạng xã hội cũng làm cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, thông tin của doanh nghiệp khó khăn hơn. Theo ông Olivier Midiere, Facebook thu thập tất cả các dữ liệu của doanh nghiệp, các công ty tư vấn khai thác đối chiếu rồi bán lại cho các đối thủ của doanh nghiệp. Như vậy, mạng xã hội trở thành mối đe dọa, rủi ro đối với doanh nghiệp.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội ngày nay trở thành những con dao đa dụng sắc bén mà không một ai, không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua.