Phim tài liệu TFS lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử

Ngoài mảng phim truyện được đánh giá tốt về phần nội dung và hình thức thể hiện, những bộ phim tài liệu do Hãng phim TFS (thuộc Đài Truyền hình TPHCM) sản xuất còn được khán giả cả nước và giới chuyên môn đánh giá cao về cách chọn lọc đề tài, sự công phu trong cách thể hiện và đã trở thành thương hiệu uy tín để sau khi phát sóng, các bộ phim tài liệu của TFS trở thành sản phẩm độc lập, được khán giả “lùng” mua trên các kệ băng đĩa. Tháng 3 này, TFS cho ra mắt 2 bộ phim tài liệu mà khán giả không thể bỏ qua, bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà phim muốn đề cập, truyền tải đến người xem. 
Phim tài liệu TFS lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử

Ngoài mảng phim truyện được đánh giá tốt về phần nội dung và hình thức thể hiện, những bộ phim tài liệu do Hãng phim TFS (thuộc Đài Truyền hình TPHCM) sản xuất còn được khán giả cả nước và giới chuyên môn đánh giá cao về cách chọn lọc đề tài, sự công phu trong cách thể hiện và đã trở thành thương hiệu uy tín để sau khi phát sóng, các bộ phim tài liệu của TFS trở thành sản phẩm độc lập, được khán giả “lùng” mua trên các kệ băng đĩa. Tháng 3 này, TFS cho ra mắt 2 bộ phim tài liệu mà khán giả không thể bỏ qua, bởi những giá trị văn hóa, lịch sử mà phim muốn đề cập, truyền tải đến người xem. 

  • Nhật Bản - Cái nhìn từ Việt Nam (phát sóng từ ngày 1-3 lúc 7 giờ sáng trên HTV9 và phát lại cùng ngày lúc 14 giờ trên kênh HTV Thuần Việt).

Với mong muốn cho khán giả Việt Nam hiểu thêm về đời sống, văn hóa của đất nước Nhật Bản, được sự hỗ trợ của Hãng tin Nihon Denpa News (NDN) - Nhật Bản, tháng 12-2013, đoàn làm phim của TFS lên đường và đã có 45 ngày quay hình tại xứ sở Phù Tang. 6 tập đầu tiên trong phần 1 của loạt phim tài liệu Nhật Bản - Cái nhìn từ Việt Nam (biên kịch và đạo diễn: Nguyễn Hoàng, Dư Kim Hoàng) đề cập đến 5 chủ đề về kinh tế, văn hóa xã hội mới nhất hiện nay trên đất nước Hoa anh đào. Đó là Tàu điện ngầm ở Kyoto, Người cao tuổi ở Nhật Bản, Nông nghiệp Nhật Bản, Kimono và đạo đức người Nhật. Ngay trong lời mở đầu loạt phim, khán giả thật sự ấn tượng về đất nước và con người Nhật Bản: “Người Nhật khoan thai và vội vã, mạnh mẽ và nhu hòa, nghiêm cẩn và thơ mộng, khắc kỷ và phóng túng, tinh tế và khí phách, truyền thống cổ xưa và kỹ thuật hiện đại… Tất cả những điều tưởng chừng khó tương hợp đó đều hòa quyện trong mỗi con người Nhật Bản. Đừng ai thắc mắc vì sao một dân tộc làm ra những cỗ máy nhanh nhất thế giới lại chịu mất hơn nửa giờ đồng hồ chỉ để mặc một mảnh vải có tên là kimono”.

Với 6 tập phim, bức tranh cơ bản nhất về con người, nếp sinh hoạt của người Nhật được phản ánh thật sinh động và cô đọng. Xem phim cũng là cách nhìn ra thế giới xung quanh, học được những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Bộ phim Nhật Bản - Cái nhìn từ Việt Nam đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của Hãng tin NDN Nhật Bản. 50 năm trước, Hãng tin NDN đã có bộ phận thường trú tại Hà Nội. Hãng đã ghi lại nhiều hình ảnh, tư liệu quý giá về cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Đài Truyền hình TPHCM đã được NDN cung cấp nhiều phim tư liệu có giá trị để phát sóng dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5 và ngày thống nhất đất nước 30-4, như Cuộc phỏng vấn Bác Hồ năm 1966, Phim Việt Nam thống nhất (năm 1975 - 1976)…

Đoàn phim đang ghi hình giới thiệu về chiếc áo kimono của Nhật Bản.

Đoàn phim đang ghi hình giới thiệu về chiếc áo kimono của Nhật Bản.

  • Những trang sử biên thùy (phát sóng lúc 14 giờ trên HTV9, bắt đầu từ ngày 3-3).

Là hành trình lật giở lại lịch sử, từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn… với những chiến công tạo dựng và bảo vệ giang sơn xã tắc, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi. Phần 1 của bộ phim gồm 5 tập: Bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước thời nhà Lý; Công cuộc giữ nước thời nhà Trần; Phương lược biên phòng thời Lê; Công cuộc mở cõi thời nhà Nguyễn; Ông cha bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong 5 tập đầu tiên này, đạo diễn Phan Tô Hoài đã có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, công phu, thu thập nhiều tư liệu quý giá để dàn dựng thành một chuỗi sự kiện lịch sử vừa khoa học, lại dễ nhớ và tạo được cảm tình với người xem khi được kết hợp với những lời bình hùng hồn, súc tích. Xem phim, thế hệ con cháu chúng ta nhận ra, trong chiều dài lịch sử của đất nước với mấy ngàn năm mở cõi, có biết bao nhân tố và câu chuyện hay rất cần được lưu truyền, ghi nhớ.

Đạo diễn Phan Tô Hoài (ngồi hàng sau, thứ 2 từ trái qua) cùng các chiến sĩ biên phòng.

Đạo diễn Phan Tô Hoài (ngồi hàng sau, thứ 2 từ trái qua) cùng các chiến sĩ biên phòng.

Bộ phim Những trang sử biên thùy đã được Hãng phim TFS và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Báo Biên phòng phối hợp thực hiện và được ra mắt khán giả truyền hình đúng dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập lực lượng Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2014) và 25 năm ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2014). Hiện nay, phần 2 của bộ phim (gồm 13 tập) do đạo diễn Vũ Ngọc Khôi thực hiện với chủ đề “Bảo vệ biên cương trong chiến tranh”, đề cập đến giai đoạn lịch sử từ năm 1959 đến năm 1976, đang trong giai đoạn hậu kỳ.

Chỉ có một điều hơi đáng tiếc, các bộ phim tài liệu của TFS đều có giá trị về mặt nội dung, được thực hiện công phu là thế nhưng lại nằm trong khung giờ phát sóng không được “đẹp” nên chắc chắn sẽ hạn chế lượng khán giả theo dõi.

NHƯ HOA

Tin cùng chuyên mục