Nhà khá giả quan tài sơn đỏ. Khá hơn nữa, dùng sơn ta hom bó cẩn thận mài bóng lên màu đỏ như hoành phi câu đối. Bình dân có chiếc quan tài để mộc. Thường kén gỗ vàng tâm nguyên hộp hoặc gỗ dổi dày đến hai đốt ngón tay.
Gọi là bình dân lúc ấy không có nghĩa đã đủ ăn đủ mặc. Phải dành dụm nhiều năm tích cóp mới chuẩn bị được chiếc quan tài ấy. Đủ thấy cái chết với người Việt quan trọng đến mức nào. Người ta có thể cố gắng phấn đấu để chuẩn bị cho cái chết mà ít ai chuẩn bị cho cuộc sống lúc tuổi già. Dĩ nhiên rồi thì ai cũng phải dùng đến cỗ áo do chính mình chuẩn bị. Nhưng đã có nhiều người giời bắt tội phải chờ đợi quá lâu.
Chẳng biết người già ở phố hạnh phúc hay kém may mắn hơn các cụ ở nông thôn. Ở quê ít nhiều còn có mảnh vườn, ao cá, con lợn, con gà làm vui - người ở phố nghĩ thế. Nhưng cũng là nghĩ về những thứ mình không thể có mà thôi. Người già ở nông thôn từ bé đến già đã phải gắn bó với ngần ấy thứ. Có chăng cường độ lao động giảm đi ít nhiều. Chẳng thể biết họ có thực sự vui với những công việc ấy nữa hay không?
Tuổi thọ bình quân của người Việt vài chục năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra của Diễn đàn Kinh tế thế giới, từ năm 2016 tuổi thọ trung bình người Việt đã là 75,6 tuổi. Với tiến bộ của ngành y tế, tuổi thọ trung bình sẽ ngày một tăng cao. Chưa nói đến những hệ lụy như quỹ bảo hiểm có nguy cơ vỡ khiến đã có lúc người ta phải nghĩ đến chuyện tăng tuổi về hưu. Chỉ nghĩ đến ngần ấy người già trong xã hội có rất ít chuẩn bị cho cuộc sống về già, đã đủ làm ta rối trí, hoang mang.
Người già ở phố cho đến bây giờ vẫn gần như không có chuẩn bị gì khi về hưu. Đại khái vẫn đi làm cho đến tận ngày nhận được thông báo. Giờ thì ngày nhận thông báo về hưu hầu hết đều đã biết trước. Rất ít người có thể cơi nới thêm, dù có là lãnh đạo quan trọng. Gian lận thêm được một, hai năm tuổi đi làm rất dễ bị phát hiện, bởi muôn vàn loại giấy tờ kèm theo khó lòng nhất quán. Có cụ khai tụt đi 5 tuổi, tưởng đã êm xuôi ở lại cơ quan, bỗng một hôm người ta phát hiện ra cụ có con đầu lòng từ khi 15 tuổi, mà hồ sơ của con thì không thể sửa được nữa, đành đột ngột ra về. Và cũng đành ngắm nghía hàng phố, bạn bè xem có việc gì phù hợp với mình để theo, khi thì tập thể dục dưỡng sinh, lúc lại sinh hoạt tổ thơ phường, hứng chí nữa thì lên sàn nhảy tập tành lả lướt, môn này cũng hơi tốn kém nên ít cụ theo được lâu dài.
Những chuyến du lịch tập thể tổ hưu cũng ít khi tổ chức được, bởi tuổi tác và thói quen sinh hoạt rất khác nhau. Cụ 70 đi tour du lịch chẳng thể theo kịp cụ 55 mới về hưu. Cụ ông 70 dậy từ 2 giờ sáng, khiến cho các cụ khác non hơn mất ngủ càu nhàu. Đấy mới chỉ là những chuyện chơi bời giải trí. Nó chẳng chiếm hết bao nhiêu thời gian trong ngày. Thời gian thừa ra mới là chuyện đáng ngại. Chẳng nghĩ ngợi nuối tiếc thì cũng sa đà vào oán trách mông lung.
Người già ở phố cũng chia ra làm vài nhóm, tùy theo công việc lúc đi làm. Hội họp bù khú thì có thể ngồi chung mâm, nhưng mối quan tâm hàng ngày không hề giống nhau. Người lao động chân tay tìm những công việc phù hợp với tay nghề là chuyện không hề dễ. Cuộc cách mạng cơ giới hóa và tự động hóa diễn ra hàng ngày khiến cho tay nghề của các cụ lạc hậu chỉ trong vòng vài tháng. Người lao động trí óc càng khó khăn hơn khi tìm cho mình công việc phù hợp. Bởi phần lớn những công việc này đòi hỏi phải là người còn tuổi lao động theo quy định của nhà nước. Dùng trí tuệ còn minh mẫn của mình để viết hồi ký là công việc hãn hữu mới có người làm. Đơn giản vì cuộc đời một công chức lĩnh lương hình như cũng không có nhiều khúc mắc lâm ly, trầm bổng như nghệ sĩ, đến mức cần phải thanh minh với bạn đọc. Viết ra cầm chắc sẽ nhạt hoét.
Chuẩn bị gì cho tuổi già hình như đã là một câu hỏi cấp thiết trong xã hội có đông người già. Không có câu trả lời chung cho tất cả. Nhưng ít nhất cũng có một cách tiếp cận thông minh theo lý thuyết. Đó là chuẩn bị một trò chơi nào đó duy trì được sở thích lâu dài. Tùy theo tiềm lực kinh tế và sức khỏe, còn lại có thể tìm đến những nhóm bạn cùng sở thích. Đại khái bây giờ đi tìm vài ông bạn còn tốt kéo nhau sang Gia Lâm làm bữa rượu với thịt trâu xào rau muống chắc cũng chẳng khó khăn gì.
Gọi là bình dân lúc ấy không có nghĩa đã đủ ăn đủ mặc. Phải dành dụm nhiều năm tích cóp mới chuẩn bị được chiếc quan tài ấy. Đủ thấy cái chết với người Việt quan trọng đến mức nào. Người ta có thể cố gắng phấn đấu để chuẩn bị cho cái chết mà ít ai chuẩn bị cho cuộc sống lúc tuổi già. Dĩ nhiên rồi thì ai cũng phải dùng đến cỗ áo do chính mình chuẩn bị. Nhưng đã có nhiều người giời bắt tội phải chờ đợi quá lâu.
Chẳng biết người già ở phố hạnh phúc hay kém may mắn hơn các cụ ở nông thôn. Ở quê ít nhiều còn có mảnh vườn, ao cá, con lợn, con gà làm vui - người ở phố nghĩ thế. Nhưng cũng là nghĩ về những thứ mình không thể có mà thôi. Người già ở nông thôn từ bé đến già đã phải gắn bó với ngần ấy thứ. Có chăng cường độ lao động giảm đi ít nhiều. Chẳng thể biết họ có thực sự vui với những công việc ấy nữa hay không?
Tuổi thọ bình quân của người Việt vài chục năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra của Diễn đàn Kinh tế thế giới, từ năm 2016 tuổi thọ trung bình người Việt đã là 75,6 tuổi. Với tiến bộ của ngành y tế, tuổi thọ trung bình sẽ ngày một tăng cao. Chưa nói đến những hệ lụy như quỹ bảo hiểm có nguy cơ vỡ khiến đã có lúc người ta phải nghĩ đến chuyện tăng tuổi về hưu. Chỉ nghĩ đến ngần ấy người già trong xã hội có rất ít chuẩn bị cho cuộc sống về già, đã đủ làm ta rối trí, hoang mang.
Người già ở phố cho đến bây giờ vẫn gần như không có chuẩn bị gì khi về hưu. Đại khái vẫn đi làm cho đến tận ngày nhận được thông báo. Giờ thì ngày nhận thông báo về hưu hầu hết đều đã biết trước. Rất ít người có thể cơi nới thêm, dù có là lãnh đạo quan trọng. Gian lận thêm được một, hai năm tuổi đi làm rất dễ bị phát hiện, bởi muôn vàn loại giấy tờ kèm theo khó lòng nhất quán. Có cụ khai tụt đi 5 tuổi, tưởng đã êm xuôi ở lại cơ quan, bỗng một hôm người ta phát hiện ra cụ có con đầu lòng từ khi 15 tuổi, mà hồ sơ của con thì không thể sửa được nữa, đành đột ngột ra về. Và cũng đành ngắm nghía hàng phố, bạn bè xem có việc gì phù hợp với mình để theo, khi thì tập thể dục dưỡng sinh, lúc lại sinh hoạt tổ thơ phường, hứng chí nữa thì lên sàn nhảy tập tành lả lướt, môn này cũng hơi tốn kém nên ít cụ theo được lâu dài.
Những chuyến du lịch tập thể tổ hưu cũng ít khi tổ chức được, bởi tuổi tác và thói quen sinh hoạt rất khác nhau. Cụ 70 đi tour du lịch chẳng thể theo kịp cụ 55 mới về hưu. Cụ ông 70 dậy từ 2 giờ sáng, khiến cho các cụ khác non hơn mất ngủ càu nhàu. Đấy mới chỉ là những chuyện chơi bời giải trí. Nó chẳng chiếm hết bao nhiêu thời gian trong ngày. Thời gian thừa ra mới là chuyện đáng ngại. Chẳng nghĩ ngợi nuối tiếc thì cũng sa đà vào oán trách mông lung.
Người già ở phố cũng chia ra làm vài nhóm, tùy theo công việc lúc đi làm. Hội họp bù khú thì có thể ngồi chung mâm, nhưng mối quan tâm hàng ngày không hề giống nhau. Người lao động chân tay tìm những công việc phù hợp với tay nghề là chuyện không hề dễ. Cuộc cách mạng cơ giới hóa và tự động hóa diễn ra hàng ngày khiến cho tay nghề của các cụ lạc hậu chỉ trong vòng vài tháng. Người lao động trí óc càng khó khăn hơn khi tìm cho mình công việc phù hợp. Bởi phần lớn những công việc này đòi hỏi phải là người còn tuổi lao động theo quy định của nhà nước. Dùng trí tuệ còn minh mẫn của mình để viết hồi ký là công việc hãn hữu mới có người làm. Đơn giản vì cuộc đời một công chức lĩnh lương hình như cũng không có nhiều khúc mắc lâm ly, trầm bổng như nghệ sĩ, đến mức cần phải thanh minh với bạn đọc. Viết ra cầm chắc sẽ nhạt hoét.
Chuẩn bị gì cho tuổi già hình như đã là một câu hỏi cấp thiết trong xã hội có đông người già. Không có câu trả lời chung cho tất cả. Nhưng ít nhất cũng có một cách tiếp cận thông minh theo lý thuyết. Đó là chuẩn bị một trò chơi nào đó duy trì được sở thích lâu dài. Tùy theo tiềm lực kinh tế và sức khỏe, còn lại có thể tìm đến những nhóm bạn cùng sở thích. Đại khái bây giờ đi tìm vài ông bạn còn tốt kéo nhau sang Gia Lâm làm bữa rượu với thịt trâu xào rau muống chắc cũng chẳng khó khăn gì.