Nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa?

Sáng 8-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

(SGGPO).- Sáng 8-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

Trong đó, nội dung về bảo hộ vận tải nội địa và về 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo Bộ luật nhận được nhiều ý kiến góp ý.

Đồng tình với những quy định tại dự thảo bộ luật về chính sách phát triển hàng hải theo hướng xã hội hóa (thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, phát triển các luồng, tuyến góp phần hiện đại hóa ngành hàng hải trong nước)..., ông Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng dự thảo nên quy định bảo hộ quyền vận tải nội địa.

“Vận tải nội địa hiện nay hầu hết đều do doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm. Trong bối cảnh doanh nghiệp của ta phần lớn quy mô nhỏ, nguồn lực chưa mạnh, nếu mở cửa thị trường này cho nước ngoài chắc chắn vận tải biển trong nước sẽ bị sẽ “bóp chết”, ông Hải nhận định và nói thêm, trên thế giới, nhiều nước cũng người ta cũng không mở cửa thị trường vận tải nội địa.

Liên quan đến 3 ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo bộ luật, một số đại biểu cho rằng đóng mới, phá dỡ, sửa chữa tàu biển không nằm trong 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã quy định trong Luật Đầu tư. Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hà Nội nói: “Dự thảo Bộ luật cần quy định thống nhất với Luật Đầu tư, theo đó không nên quy định giao điều khoản này cho Chính phủ quy định cụ thể. Việc hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân phải được quy định cụ thể, chi tiết ngay trong luật. Hiến pháp năm 2013 đã nêu rõ nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể hạn chế bằng luật”.

ANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục