Ngành tuyên giáo với công cuộc đổi mới

Trong 10 năm kể từ sau năm 1975, Đảng ta tự phê bình là đã phạm sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Từ đó, Đảng chủ trương phải đổi mới toàn diện đất nước. Công cuộc đổi mới đến nay đã gần 25 năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã có nhiều sáng tạo trong suy nghĩ, trong nhận định tình hình các mặt, trong việc đề ra các chủ trương, chính sách.
Ngành tuyên giáo với công cuộc đổi mới

Trong 10 năm kể từ sau năm 1975, Đảng ta tự phê bình là đã phạm sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Từ đó, Đảng chủ trương phải đổi mới toàn diện đất nước. Công cuộc đổi mới đến nay đã gần 25 năm. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã có nhiều sáng tạo trong suy nghĩ, trong nhận định tình hình các mặt, trong việc đề ra các chủ trương, chính sách.

Mặc dù việc chỉ đạo thực hiện có không ít sai sót, khuyết điểm, nhưng những thành quả đạt được của công cuộc đổi mới là rất to lớn. Góp phần vào những sáng tạo đó, có sự đóng góp đáng kể của ngành tuyên giáo với chức năng là cơ quan tham mưu cho cấp ủy đảng các cấp, là cơ quan chỉ đạo hướng dẫn công tác thông tin tuyên truyền, công tác văn hóa - giáo dục trong hệ thống chính trị và cả xã hội.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại Lễ tuyên dương các điển hình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ảnh: Việt Dũng

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại Lễ tuyên dương các điển hình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ảnh: Việt Dũng

Sự sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới có sự đóng góp của ngành tuyên giáo. Ngay từ lúc chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã nêu rõ: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Đó là sự vận dụng phương pháp luận mácxít, coi việc nhận thức đúng tình hình thực tế khách quan là điều quan trọng hàng đầu, để có hướng đổi mới đúng đắn. Đảng đã coi trọng việc tổng kết thực tiễn. Đại hội VI đã nêu lên 4 bài học được rút ra từ những thành công và thất bại trong nhiều năm qua. Đó là phải lấy dân làm gốc, phải nhận thức và hành động đúng theo quy luật khách quan, biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới, phải xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng CNXH.

Đi vào thực hiện công cuộc đổi mới, trước hết phải đổi mới tư duy, phải nhận thức đúng và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Phải hiểu đúng và nắm vững quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Về quan hệ sản xuất, cần hiểu đúng là quan hệ giữa người và người trên 3 mặt: quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong quản lý và trong phân phối. Cần thiết phải hiểu đúng và vận dụng đúng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đổi mới phải khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ về tình trạng suy thoái chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. 

Ngoài ra còn có nguy cơ xa rời mục tiêu của CNXH, nguy cơ về âm mưu diễn biến hòa bình thực hiện 4 “hóa” - tư nhân hóa triệt để nền kinh tế, đa nguyên hóa chính trị có đảng đối lập để gây rối, vong bản hóa về văn hóa, làm cho Đảng hóa thành một đảng “vỏ đỏ ruột vàng”, tức là vẫn giữ tên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng chủ trương chính sách thì xa rời quyền làm chủ và lợi ích của nhân dân lao động, xa rời mục tiêu giải phóng con người.

Đổi mới về kinh tế phải đồng thời với đổi mới về chính trị nhưng phải coi đổi mới về kinh tế là căn bản. Đổi mới về chính trị phải thực hiện từng bước vững chắc. Việc giữ ổn định chính trị là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện đổi mới. Trong đổi mới, con người được xem là nhân tố quyết định, con người vừa là mục đích, vừa là động lực; xem khoa học công nghệ cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Còn đổi mới trong công tác tư tưởng - văn hóa là mở rộng hình thức đối thoại, tranh luận, phát huy tự do tư tưởng, độc lập suy nghĩ, khuyến khích hoài nghi khoa học. Phải có nhận thức đúng là chân lý chỉ được đánh giá qua kiểm nghiệm trong thực tiễn, không phụ thuộc vào áp lực của dư luận xã hội, vào sự thừa nhận hay không thừa nhận của đa số. Phải hiểu đúng ngôn ngữ của các loại hình văn học - nghệ thuật để có nhận xét phê bình đúng đắn, tránh quy kết, chụp mũ vội vàng về sai lầm chính trị trong đánh giá các công trình sáng tạo văn học - nghệ thuật. Đánh giá đúng mặt đóng góp tích cực vào lịch sử tư tưởng - văn hóa và đạo đức dân tộc của tôn giáo.

Về đổi mới công tác đối ngoại, phải đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, hội nhập với thế giới vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước vì hòa bình độc lập và phát triển; thực hiện bình thường hóa trong quan hệ với Mỹ, với Trung Quốc và tham gia hoạt động trong khối ASEAN.

Đổi mới hệ thống chính trị trong đó đổi mới và chỉnh đốn Đảng là vấn đề then chốt, quy định trách nhiệm phản biện, giám sát cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân.

Trong những năm tới, nếu những sáng tạo trong lãnh đạo của Đảng nêu trên được tuyên truyền giáo dục rộng rãi, trước hết là làm cho các cấp ủy Đảng nắm vững và thực hiện tốt hơn nữa cùng với việc đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI vào cuộc sống, chắc chắn công cuộc đổi mới đất nước sẽ đạt được những thành quả to lớn hơn. Từ đó cho thấy, nhiệm vụ của ngành tuyên giáo nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang

TRẦN TRỌNG TÂN

Tin cùng chuyên mục