Từ các nước đang phát triển
Với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” nói trên, Sách trắng của Nhật Bản về ODA cho biết, Tokyo sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc bảo đảm an toàn vận tải hàng hải và duy trì việc chấp pháp trên biển nhằm củng cố nền pháp trị trong khu vực. Theo đó, Nhật Bản sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á tàu tuần tra và trang thiết bị liên quan để giúp những nước này tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển. Nhật Bản sẽ phối hợp việc hỗ trợ phát triển của các nước này với các gói viện trợ nhân đạo và những nỗ lực nhằm ngăn chặn xung đột.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ điều đơn vị bảo vệ bờ biển này tới Sri Lanka để hướng dẫn lực lượng sở tại cách vận hành 2 tàu tuần tra mà Tokyo sẽ cung cấp vào tháng 7 tới. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Sri Lanka cũng sẽ được các chuyên gia Nhật Bản đào tạo cách xử lý các sự cố tràn dầu ra biển. Ông Kentaro Sonoura, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Shinzo Abe, cho biết, trụ cột đầu tiên của chiến lược là phổ biến và định hình các giá trị cơ bản như tự do hàng hải, thượng tôn pháp luật, kinh tế thị trường, thúc đẩy hợp tác với Mỹ, Ấn Độ, Australia, các nước thuộc ASEAN, châu Âu và Trung Đông.
Thông qua ODA, Tokyo cũng sẽ cố gắng phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để khuyến khích dòng người và hàng hóa. Năm 2016, Nhật Bản xếp hạng thứ 4 thế giới về cung cấp ODA với 16,8 tỷ USD, đứng sau Mỹ, Đức và Anh.
Sách trắng về ODA vừa công bố của Nhật Bản cũng đề cao tầm quan trọng của việc Nhật Bản phải tham gia vào các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (LHQ), hướng đến xóa bỏ đói nghèo và bất bình đẳng, cung cấp sự chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Theo Japan Times, hồi tháng 12-2017, Thủ tướng Abe thông báo Nhật Bản sẽ cấp 2,9 tỷ USD cho các chương trình cung cấp y tế phổ quát toàn cầu. Chương trình này được thiết kế để giúp đỡ tất cả mọi người và tất cả cộng đồng trên thế giới sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không gặp khó khăn về tài chính.
Đến châu Phi
Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” nói trên vốn được chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe ủng hộ trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại biển Hoa Đông, biển Đông và Ấn Độ Dương. Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản hồi đầu tháng đã điều một đơn vị bảo vệ bờ biển tới Djibouti, quốc gia hướng ra các tuyến đường biển đóng vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế. Đơn vị này làm nhiệm vụ huấn luyện lực lượng bảo vệ bờ biển sở tại cách vận hành và bảo dưỡng các tàu tuần tra do phía Nhật Bản cung cấp, cũng như cách giải quyết với các tàu lạ. Qua đó, Tokyo muốn đảm bảo trật tự dựa trên luật định tại một khu vực rộng lớn trải dài từ Đông Á tới châu Phi. Chiến lược xác định chìa khóa cho sự ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế là động lực dựa trên sự kết hợp hai châu lục là châu Á và châu Phi, hai vùng biển là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhật Bản dự định tăng cường “tính kết nối” giữa châu Á và châu Phi thông qua chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, thúc đẩy ổn định, thịnh vượng trong khu vực.
Như vậy, Tokyo vẫn chọn cách đi vòng bên ngoài thay vì đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh. Trước đó, ngày 19-2, một báo cáo của Australia dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đang bàn với nhau về việc lập ra một kế hoạch phát triển hạ tầng khu vực chung như một lựa chọn thay thế cho sáng kiến “Vành đai - Con đường” trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc.
Với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” nói trên, Sách trắng của Nhật Bản về ODA cho biết, Tokyo sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc bảo đảm an toàn vận tải hàng hải và duy trì việc chấp pháp trên biển nhằm củng cố nền pháp trị trong khu vực. Theo đó, Nhật Bản sẽ cung cấp cho các nước Đông Nam Á tàu tuần tra và trang thiết bị liên quan để giúp những nước này tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển. Nhật Bản sẽ phối hợp việc hỗ trợ phát triển của các nước này với các gói viện trợ nhân đạo và những nỗ lực nhằm ngăn chặn xung đột.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ điều đơn vị bảo vệ bờ biển này tới Sri Lanka để hướng dẫn lực lượng sở tại cách vận hành 2 tàu tuần tra mà Tokyo sẽ cung cấp vào tháng 7 tới. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Sri Lanka cũng sẽ được các chuyên gia Nhật Bản đào tạo cách xử lý các sự cố tràn dầu ra biển. Ông Kentaro Sonoura, cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Shinzo Abe, cho biết, trụ cột đầu tiên của chiến lược là phổ biến và định hình các giá trị cơ bản như tự do hàng hải, thượng tôn pháp luật, kinh tế thị trường, thúc đẩy hợp tác với Mỹ, Ấn Độ, Australia, các nước thuộc ASEAN, châu Âu và Trung Đông.
Thông qua ODA, Tokyo cũng sẽ cố gắng phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để khuyến khích dòng người và hàng hóa. Năm 2016, Nhật Bản xếp hạng thứ 4 thế giới về cung cấp ODA với 16,8 tỷ USD, đứng sau Mỹ, Đức và Anh.
Sách trắng về ODA vừa công bố của Nhật Bản cũng đề cao tầm quan trọng của việc Nhật Bản phải tham gia vào các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (LHQ), hướng đến xóa bỏ đói nghèo và bất bình đẳng, cung cấp sự chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Theo Japan Times, hồi tháng 12-2017, Thủ tướng Abe thông báo Nhật Bản sẽ cấp 2,9 tỷ USD cho các chương trình cung cấp y tế phổ quát toàn cầu. Chương trình này được thiết kế để giúp đỡ tất cả mọi người và tất cả cộng đồng trên thế giới sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không gặp khó khăn về tài chính.
Đến châu Phi
Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở” nói trên vốn được chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe ủng hộ trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại biển Hoa Đông, biển Đông và Ấn Độ Dương. Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản hồi đầu tháng đã điều một đơn vị bảo vệ bờ biển tới Djibouti, quốc gia hướng ra các tuyến đường biển đóng vai trò quan trọng đối với thương mại quốc tế. Đơn vị này làm nhiệm vụ huấn luyện lực lượng bảo vệ bờ biển sở tại cách vận hành và bảo dưỡng các tàu tuần tra do phía Nhật Bản cung cấp, cũng như cách giải quyết với các tàu lạ. Qua đó, Tokyo muốn đảm bảo trật tự dựa trên luật định tại một khu vực rộng lớn trải dài từ Đông Á tới châu Phi. Chiến lược xác định chìa khóa cho sự ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế là động lực dựa trên sự kết hợp hai châu lục là châu Á và châu Phi, hai vùng biển là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhật Bản dự định tăng cường “tính kết nối” giữa châu Á và châu Phi thông qua chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, thúc đẩy ổn định, thịnh vượng trong khu vực.
Như vậy, Tokyo vẫn chọn cách đi vòng bên ngoài thay vì đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh. Trước đó, ngày 19-2, một báo cáo của Australia dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Australia, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đang bàn với nhau về việc lập ra một kế hoạch phát triển hạ tầng khu vực chung như một lựa chọn thay thế cho sáng kiến “Vành đai - Con đường” trị giá nhiều tỷ USD của Trung Quốc.