Theo đó, vào cuối năm 2013 đầu năm 2014, Tổ rau VietGAP Trung Hiệp Thạnh (xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi) đã ra đời, giúp nhiều hộ dân ở đây nhận thức tốt về sản xuất rau sạch, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và ổn định kinh tế.
Để đạt được những thành quả đó, ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông TPHCM, Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi, các ban ngành chính quyền địa phương, thì sự nỗ lực phấn đấu của các thành viên trong tổ rau cũng chính là động lực lớn. Một trong những người tiên phong trồng rau VietGAP đạt kết quả tốt là anh Bùi Minh Châu (ảnh, ngụ tổ 4 ấp Trung Hiệp Thạnh, xã Trung Lập Thượng), Tổ phó Tổ rau VietGAP Trung Hiệp Thạnh.
Anh Châu cho biết, ban đầu gia đình anh có 3.000m² đất chủ yếu trồng lúa và luân canh rau màu theo thời vụ, thấy loại nào giá cao thì trồng ngay loại đó, nên giá cả bấp bênh. Đến cuối năm 2013 đầu năm 2014, cánh đồng rau Trung Hiệp Thạnh được thành lập với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện về quy trình, kỹ thuật sản xuất và thủ tục đăng ký làm VietGAP, anh Châu đã học hỏi và làm theo. Nhận thấy kết quả trồng rau VietGAP mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với trồng rau theo thời vụ, anh Châu bàn với gia đình quyết định chuyển 10.000m² đất lúa sang chuyên canh trồng rau an toàn, với những cây chủ lực là bầu bí, dưa leo, khổ qua và mướp hương.
Từ đó đến nay, anh Châu trồng luân phiên các cây chủ lực ấy, không để đất trống. Hiện tại, với 10.000m² đất, mỗi ngày anh cung cấp cho các hợp tác xã mua rau ở địa phương (Hợp tác xã Nhuận Đức và Phú Lộc) từ 300kg - 400kg rau, những ngày cao điểm lên đến 500kg. Mỗi tháng, sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi về cho gia đình khoảng 20 triệu đồng.
“Với hình thức tiêu thụ qua hợp đồng cho các hợp tác xã, ban đầu nhiều hộ trong tổ rau còn e ngại do cách suy nghĩ theo kiểu cũ. Tôi và gia đình đã mạnh dạn xung phong ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau ăn quả trong vụ sản xuất với Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phú lộc, đồng thời vận động một số thành viên trong tổ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau ăn quả với các đơn vị thu mua khác trên địa bàn”, anh Châu chia sẻ.
“So với cách tiêu thụ như trước đây bị bấp bênh vì phải dựa vào thương lái, việc thông qua hợp tác xã giúp sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết nên gia đình tôi và các thành viên trong tổ yên tâm khi đầu tư sản xuất. Nhờ trồng rau VietGAP, kinh tế gia đình tôi khá hẳn lên, có của ăn của để, nuôi con cái học hành, sắm sửa nhiều trang thiết bị cho gia đình và không còn lo sợ giá cả trồi sụt. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chuyển số diện tích đất trồng lúa còn lại sang trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP để cải thiện kinh tế gia đình”, anh Châu cho biết thêm.
“Với hình thức tiêu thụ qua hợp đồng cho các hợp tác xã, ban đầu nhiều hộ trong tổ rau còn e ngại do cách suy nghĩ theo kiểu cũ. Tôi và gia đình đã mạnh dạn xung phong ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau ăn quả trong vụ sản xuất với Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phú lộc, đồng thời vận động một số thành viên trong tổ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm rau ăn quả với các đơn vị thu mua khác trên địa bàn”, anh Châu chia sẻ.
“So với cách tiêu thụ như trước đây bị bấp bênh vì phải dựa vào thương lái, việc thông qua hợp tác xã giúp sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết nên gia đình tôi và các thành viên trong tổ yên tâm khi đầu tư sản xuất. Nhờ trồng rau VietGAP, kinh tế gia đình tôi khá hẳn lên, có của ăn của để, nuôi con cái học hành, sắm sửa nhiều trang thiết bị cho gia đình và không còn lo sợ giá cả trồi sụt. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục chuyển số diện tích đất trồng lúa còn lại sang trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP để cải thiện kinh tế gia đình”, anh Châu cho biết thêm.