Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “nói lại” về phí - giá trong giáo dục

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT cam kết, các cơ sở giáo dục đại học công lập được tính toán một cách minh bạch các chi phí và tên gọi vẫn gọi là "học phí", chứ không phải bỏ đi. 

Như tin đã đưa, sáng 30-5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã  trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH). Chiều cùng ngày Quốc hội thảo luận về 2 dự án: Luật Giáo dục sửa đổi và Luật GDĐH sửa đổi.

Việc Bộ GD-ĐT đưa khái niệm “giá dịch vụ đào tạo” thay cho "học phí" trong dự án Luật GDĐH sửa đổi đã làm “nóng” Quốc hội ngày 30-5 vì một lần nữa, ĐBQH cũng như dư luận lại bị “dị ứng” với vấn đề "thu giá" mà trước đó rất nhiều tranh luận bên lĩnh vực BOT giao thông.

Sáng 30-5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã trả lời bên hành lang Quốc hội về vấn đề phí, giá trong lĩnh vực giáo dục. Ngay trong ngày, Bộ GD-ĐT cũng đã phát thông báo giải thích rõ về vấn đề này, theo đó, trong GDĐH sẽ có cả khoản học phí cũng như giá dịch vụ đào tạo. Tuy nhiên những giải thích này đều chưa “yên” được dư luận.

Chiều 30-5, tiếp tục “giải trình” lại vấn đề trong cuộc thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vấn đề này đã xin ý kiến rất nhiều, và “nhiều người hiểu chưa rõ thôi”.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT “nói lại” về phí - giá trong giáo dục ảnh 1 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn gọi "học phí"
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong Điều 105 Luật Giáo dục ghi rõ là "học phí", và vẫn dùng "học phí", không bỏ "học phí". Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp cho người cung cấp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ.

“Tên gọi đó vẫn còn. Tôi khẳng định vẫn gọi là "học phí", chứ không ai bỏ "học phí"”,  Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói. 

Tuy nhiên, đến Luật GDĐH thì phải đổi vì theo quy định của Luật Giá, phí; ở đây học phí đã bao trùm tất cả chi phí mà cơ sở đào tạo cung cấp, trong đó có một số loại chi phí do Nhà nước đặt hàng, do đó gọi là "giá dịch vụ đào tạo". 

“Những chi phí này áp dụng theo Luật Giá thì mới tính được giá. Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tính theo khung giá đã được áp vào, chứ không phải tính tùy tiện. Ngay cả lệ phí thi, giờ không gọi là lệ phí nữa mà giá dịch vụ cũng phải được xem xét và Bộ Tài chính đồng ý thì mới được ban hành”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trần tình.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ở đại học không gọi là "phí" mà là "giá dịch vụ đào tạo" để trong quá trình các tổ chức hoạt động đào tạo hay  khoản tiền mà đơn vị được thu và tính trong các định mức thì cũng phải xây dựng thang tính đúng, tính đủ. Giá dịch vụ được hiểu là những chi phí tính đúng, tính đủ mà một cơ sở đào tạo cần phải có để cung cấp dịch vụ GDĐH

“Trong Luật GDĐH gọi là "giá dịch vụ đào tạo" để phù hợp với tính đúng, tính đủ theo Luật Giá; chứ trong giáo dục vẫn gọi là "học phí". Một số người không kết hợp giữa 2 Luật với nhau, Điều 105 của Luật Giáo dục vẫn ghi "học phí" còn Điều 65 Luật GDĐH là thêm một điều để sau này có lộ trình tính học phí theo Nghị định 16 và gần đây là Nghị quyết 19-NQ/TƯ. Tinh thần là các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập từng bước tính đúng, tính đủ theo giá dịch vụ chứ giá dịch vụ không phải là "thương mại hoá"”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT cam kết, các cơ sở giáo dục đại học công lập được tính toán một cách minh bạch các chi phí và tên gọi vẫn gọi là "học phí", chứ không phải bỏ đi. 

Trong thực tế, chi phí cho một hoạt động đào tạo một học sinh, sinh viên tính vào học phí mà người học phải trả ở trường công lập chưa đủ. Học phí chỉ là một phần. Phần còn lại, tương đối lớn, Nhà nước vẫn phải chi.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

phạm cường
Cái thời buổi không học có tiền mua được bằng vì vậy ý bt là phải sử dụng từ giá. Ví dụ:mua bằng tiến sĩ giá bao nhiêu chứ ai bảo mua bằng tiến sĩ phí bao nhiêu.
Đặng Thành Long
Đã là Giáo dục cho nước nhà thì không thể là Giá... Vì những người được học, được đào tạo họ làm việc cho ai? Lợi ích cho ai? ...
Lý Hùng
Theo BT này thì GD chỉ là dịch vụ, đã là dịch vụ thì chẳng có gì là cao quý. Buồn quá ông BT!

Tin cùng chuyên mục

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

TPHCM: Hơn 6.000 học sinh, giáo viên tham gia ngày hội giáo dục STEM

Ngày 29-3, hơn 6.000 học sinh, giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã tham gia Ngày hội giáo dục STEM với chủ đề "Vui học - sáng tạo cùng AI" do Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức tổ chức tại hai trường Tiểu học An Khánh và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Một trong những nội dung mới của Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" là đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Để thực hiện mục tiêu đó, trường học phải chuyển mình.

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Đề tài nghiên cứu của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đại diện Việt Nam dự thi quốc tế

Chiều 27-3, thông tin từ Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, đề tài nghiên cứu khoa học "Ứng dụng học sâu trong sáng tác nhạc tự động định hướng bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử" của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TPHCM) đã được Bộ GD-ĐT chọn đại diện Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế - ISEF 2025 tại Mỹ vào giữa tháng 5-2025.

Trao 230 suất học bổng cho học sinh khó khăn ở Cà Mau

Trao 230 suất học bổng cho học sinh khó khăn ở Cà Mau

Chiều 25-3, Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” tổ chức trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Cà Mau.

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Theo nhiều chuyên gia, Nghị quyết 51 cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và thể hiện quyết tâm, định hướng chiến lược đối với giáo dục cũng như tầm nhìn để phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh liên tục có những thay đổi, thách thức.