Liên quan đến việc Bộ TN-MT vừa cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) nhấn chìm gần 1 triệu m³ vật, chất thải xuống biển, dư luận xã hội và các nhà khoa học cho rằng, việc làm này sẽ gây ra những tác động nhất định đến môi trường, kinh tế - xã hội tại khu vực, nhất là ảnh hưởng đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau, khu nuôi trồng thủy sản và đời sống, sản xuất của nhân dân.
Phản đối vẫn cấp phép
Đầu tháng 11-2016, để đưa Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vào hoạt động, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được nhận chìm ra biển gần 1 triệu m³ vật liệu nạo vét gồm bùn, cát, sỏi, vỏ sò… thu được trong quá trình xây dựng nhà máy. Khu vực biển được đề nghị cấp phép đổ vật liệu nạo vét rộng gần 30ha, cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong) 8km, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.
Cho rằng, nếu sự việc này được chấp thuận sẽ có những tác động nhất định đến hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, hoạt động sản xuất tôm giống, nuôi trồng thủy sản của địa phương, Khu bảo tồn biển Hòn Cau, UBND tỉnh Bình Thuận và các đơn vị liên quan đã lên tiếng không đồng thuận. Cụ thể, ngày 3-11-2016, Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận đã gửi ý kiến phản hồi đến Tổng cục Biển đảo Việt Nam đề nghị không thực hiện chôn khối lượng chất thải này xuống biển mà tìm phương án khác, tránh những tác động đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Tiếp đến, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nằm giữa hai khu sản xuất tôm giống tập trung lớn của tỉnh Bình Thuận, chỉ cách các đường ống lấy nước phục vụ sản xuất tôm giống chưa tới 1km. Do vậy, Hiệp hội Tôm Bình Thuận rất lo lắng về nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới khu vực nuôi tôm giống của địa phương nếu việc nhận chìm được triển khai.
Tháng 12-2016, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Bộ TN-MT cho đánh giá lại tác động, ảnh hưởng tổng thể của việc nạo vét và đổ khối lượng nạo vét của các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, trong đó có dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và mời các nhà khoa học, chuyên gia phản biện trước khi xem xét việc cấp phép cho đổ vật liệu này xuống biển. Nếu việc đổ thải gây tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái biển, đặc biệt là Khu bảo tồn biển Hòn Cau, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội khu vực và đời sống, sản xuất của nhân dân thì đề nghị Bộ TN-MT có phương án khác phù hợp, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa của khu vực này trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nói chung và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nói riêng.
Thế nhưng, ngày 23-6, Bộ TN-MT đã chính thức cho phép Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được phép nhận chìm gần 1 triệu m³ vật, chất thải xuống vùng biển Vĩnh Tân trước sự ngỡ ngàng, lo lắng của người dân và các nhà khoa học.
Người dân bất an
Ngay sau khi nghe thông tin cho phép Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét ra biển, anh Trần Tuấn (xã Vĩnh Tân) lo lắng: “Cách đây khoảng một năm, khi các nhà máy nhiệt điện hoạt động, biển Vĩnh Tân đã liên tục xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, gây tổn thất to lớn cho người dân chúng tôi. Cá nuôi lồng bè vốn rất nhạy cảm với nguồn nước, nay lại thêm việc đổ cả triệu mét khối chất thải ra biển thì liệu bà con chúng tôi có sản xuất được nữa hay không?”. Trong khi đó, ông L. H.A (xã Vĩnh Tân) lo ngại: “Trên đất liền thì cây trồng, cá nuôi đột nhiên chết không rõ nguyên nhân, nhiệt điện thì gây bụi, nước thì nhiễm mặn, giờ lại đến chuyện mang bùn, cát ra ngoài biển đổ. Mai này rồi sẽ còn chuyện gì nữa?”.
Còn doanh nghiệp, hộ nuôi tôm giống ở huyện Tuy Phong, nơi cung cấp đến 60% thị trường tôm giống trên cả nước cũng đang đứng ngồi không yên. “Con tôm giống rất nhạy cảm với chất lượng nguồn nước, sự thay đổi đột ngột môi trường sống sẽ làm tôm giống lẫn tôm thịt gần khu vực này chết và không nuôi lại được là điều khó tránh khỏi”, chủ một cơ sở nuôi tôm giống huyện Tuy Phong bộc bạch.
Riêng các nhà khoa học, việc nhận chìm khi được triển khai sẽ tác động rất lớn đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Nơi đây có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm là bãi đẻ của ba loài tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh. Đồng thời còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi quý hiếm. Tiến sĩ khoa học (TSKH) Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Hải dương học liên Chính phủ Việt Nam, cho biết: “Theo Hải dương học nghiên cứu, thường thì chất xả thải xuống biển sẽ có tác động phạm vi khoảng 170 hải lý (trên 300km), nhưng chỗ nhận chìm này chỉ cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 8km. Do vậy, hoạt động này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ toàn bộ khu vực bị nhận chìm mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Hòn Cau”.
TSKH Nguyễn Tác An phân tích thêm, về mặt pháp lý thì đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, quốc tế đã có Luật Nhận chìm. Nội hàm của nó là chất thải khi nhận chìm xuống biển phải được đóng gói, bỏ vào thùng giam lại, rồi thả xuống độ sâu rất lớn để không gây ô nhiễm môi trường. Trong khí đó, phía Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại vận chuyển vật liệu bằng sà lan bình thường, dùng lưới sắt vây chất thải lại, như vậy là xả thải chứ không phải nhận chìm. “Thử tính, nếu gần 1 triệu m3 vật, chất thải được đổ xuống biển thì đáy biển sẽ phải chịu độ dày thêm ít nhất 3cm. Như vậy, toàn bộ hệ sinh thái lớp đáy khu vực biển này sẽ bị vùi lấp, sự tàn phá vô cùng lớn”, TSKH Nguyễn Tác An nhận định và cho biết: “Trong gần 1 triệu m³ vật, chất thải mà Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin nhận chìm ra biển chỉ có 20% là bùn, còn lại là cát, sỏi, san hô… Trong khi cát, sỏi là nguồn tài nguyên đang khan hiếm, vậy tại sao lại đưa đi đổ bỏ mà không đem đi bán hay tận dụng lại nó?”.
Đầu tháng 11-2016, để đưa Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vào hoạt động, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được nhận chìm ra biển gần 1 triệu m³ vật liệu nạo vét gồm bùn, cát, sỏi, vỏ sò… thu được trong quá trình xây dựng nhà máy. Khu vực biển được đề nghị cấp phép đổ vật liệu nạo vét rộng gần 30ha, cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong) 8km, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.
Cho rằng, nếu sự việc này được chấp thuận sẽ có những tác động nhất định đến hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, hoạt động sản xuất tôm giống, nuôi trồng thủy sản của địa phương, Khu bảo tồn biển Hòn Cau, UBND tỉnh Bình Thuận và các đơn vị liên quan đã lên tiếng không đồng thuận. Cụ thể, ngày 3-11-2016, Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận đã gửi ý kiến phản hồi đến Tổng cục Biển đảo Việt Nam đề nghị không thực hiện chôn khối lượng chất thải này xuống biển mà tìm phương án khác, tránh những tác động đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Tiếp đến, Hiệp hội Tôm Bình Thuận đã gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nằm giữa hai khu sản xuất tôm giống tập trung lớn của tỉnh Bình Thuận, chỉ cách các đường ống lấy nước phục vụ sản xuất tôm giống chưa tới 1km. Do vậy, Hiệp hội Tôm Bình Thuận rất lo lắng về nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới khu vực nuôi tôm giống của địa phương nếu việc nhận chìm được triển khai.
Tháng 12-2016, UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị Bộ TN-MT cho đánh giá lại tác động, ảnh hưởng tổng thể của việc nạo vét và đổ khối lượng nạo vét của các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, trong đó có dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và mời các nhà khoa học, chuyên gia phản biện trước khi xem xét việc cấp phép cho đổ vật liệu này xuống biển. Nếu việc đổ thải gây tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái biển, đặc biệt là Khu bảo tồn biển Hòn Cau, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội khu vực và đời sống, sản xuất của nhân dân thì đề nghị Bộ TN-MT có phương án khác phù hợp, bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa của khu vực này trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân nói chung và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nói riêng.
Thế nhưng, ngày 23-6, Bộ TN-MT đã chính thức cho phép Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được phép nhận chìm gần 1 triệu m³ vật, chất thải xuống vùng biển Vĩnh Tân trước sự ngỡ ngàng, lo lắng của người dân và các nhà khoa học.
Người dân bất an
Ngay sau khi nghe thông tin cho phép Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét ra biển, anh Trần Tuấn (xã Vĩnh Tân) lo lắng: “Cách đây khoảng một năm, khi các nhà máy nhiệt điện hoạt động, biển Vĩnh Tân đã liên tục xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, gây tổn thất to lớn cho người dân chúng tôi. Cá nuôi lồng bè vốn rất nhạy cảm với nguồn nước, nay lại thêm việc đổ cả triệu mét khối chất thải ra biển thì liệu bà con chúng tôi có sản xuất được nữa hay không?”. Trong khi đó, ông L. H.A (xã Vĩnh Tân) lo ngại: “Trên đất liền thì cây trồng, cá nuôi đột nhiên chết không rõ nguyên nhân, nhiệt điện thì gây bụi, nước thì nhiễm mặn, giờ lại đến chuyện mang bùn, cát ra ngoài biển đổ. Mai này rồi sẽ còn chuyện gì nữa?”.
Còn doanh nghiệp, hộ nuôi tôm giống ở huyện Tuy Phong, nơi cung cấp đến 60% thị trường tôm giống trên cả nước cũng đang đứng ngồi không yên. “Con tôm giống rất nhạy cảm với chất lượng nguồn nước, sự thay đổi đột ngột môi trường sống sẽ làm tôm giống lẫn tôm thịt gần khu vực này chết và không nuôi lại được là điều khó tránh khỏi”, chủ một cơ sở nuôi tôm giống huyện Tuy Phong bộc bạch.
Riêng các nhà khoa học, việc nhận chìm khi được triển khai sẽ tác động rất lớn đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Nơi đây có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm là bãi đẻ của ba loài tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm xanh. Đồng thời còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi quý hiếm. Tiến sĩ khoa học (TSKH) Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Hải dương học liên Chính phủ Việt Nam, cho biết: “Theo Hải dương học nghiên cứu, thường thì chất xả thải xuống biển sẽ có tác động phạm vi khoảng 170 hải lý (trên 300km), nhưng chỗ nhận chìm này chỉ cách Khu bảo tồn biển Hòn Cau 8km. Do vậy, hoạt động này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ toàn bộ khu vực bị nhận chìm mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của Hòn Cau”.
TSKH Nguyễn Tác An phân tích thêm, về mặt pháp lý thì đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, quốc tế đã có Luật Nhận chìm. Nội hàm của nó là chất thải khi nhận chìm xuống biển phải được đóng gói, bỏ vào thùng giam lại, rồi thả xuống độ sâu rất lớn để không gây ô nhiễm môi trường. Trong khí đó, phía Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại vận chuyển vật liệu bằng sà lan bình thường, dùng lưới sắt vây chất thải lại, như vậy là xả thải chứ không phải nhận chìm. “Thử tính, nếu gần 1 triệu m3 vật, chất thải được đổ xuống biển thì đáy biển sẽ phải chịu độ dày thêm ít nhất 3cm. Như vậy, toàn bộ hệ sinh thái lớp đáy khu vực biển này sẽ bị vùi lấp, sự tàn phá vô cùng lớn”, TSKH Nguyễn Tác An nhận định và cho biết: “Trong gần 1 triệu m³ vật, chất thải mà Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin nhận chìm ra biển chỉ có 20% là bùn, còn lại là cát, sỏi, san hô… Trong khi cát, sỏi là nguồn tài nguyên đang khan hiếm, vậy tại sao lại đưa đi đổ bỏ mà không đem đi bán hay tận dụng lại nó?”.