Phản bác tuyên bố của Triều Tiên
Đây là cuộc tập trận trên không thường niên nhưng có quy mô lớn chưa từng thấy với Hàn Quốc, khi lần đầu tiên 6 máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ sẽ tham gia với 230 máy bay chiến đấu được huy động từ các căn cứ không quân Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng khoảng 12.000 binh sĩ Mỹ. Cuộc tập trận được tiến hành với nhiều kịch bản, như mô phỏng tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu hạt nhân và tên lửa giả định của Triều Tiên.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 4-12 nhấn mạnh, cuộc tập trận lần này nhằm mục đích tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc vào mọi thời điểm và trong mọi điều kiện thời tiết. Cùng ngày, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã lên tiếng phản bác lời cáo buộc của Triều Tiên và nhấn mạnh rằng cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ. Trước đó, ngày 3-12, báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên đã đăng một bài xã luận, mô tả cuộc tập trận là “sự khiêu khích toàn lực và công khai nhằm vào Triều Tiên, có thể dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân bất cứ lúc nào”. Bài xã luận cũng gọi Mỹ và Hàn Quốc là “những kẻ hiếu chiến”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cáo buộc Washington “muốn gây ra chiến tranh hạt nhân” bằng cuộc tập trận này.
Mỹ răn đe, Nga và Trung phản đối
Liên quan đến việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hôm 29-11, trả lời phỏng vấn của chương trình Fox News Sunday, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ H.R. McMaster cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ “giải quyết” mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng từ Triều Tiên bằng các hành động đơn phương nếu cần thiết.
Trong khi đó, trong một phiên họp toàn thể ngày 4-12, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết lên án việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Nhật Bản. Nghị quyết cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên, sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ cũng như thực thi các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân Nhật Bản.
Trái với Tokyo và Mỹ, với cuộc tập trận Vigilant, Mátxcơva lên án các hành động khiêu khích của Mỹ đối với Triều Tiên cũng như những nỗ lực của Washington nhằm lôi kéo Tokyo và Seoul dính líu vào những hành động khiêu khích, đồng thời nhấn mạnh rằng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là những nạn nhân đầu tiên trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Phát biểu với đài STV của Belarus, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng lưu ý rằng Bình Nhưỡng đã kiềm chế không phóng tên lửa hơn 2 tháng trước khi diễn ra vụ phóng mới nhất vừa qua.
Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ việc Washington gây sức ép với Bắc Kinh nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định rằng “Trung Quốc đã cố gắng hết sức”. Theo China Daily, cho đến nay, Trung Quốc đã tham gia các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc cho dù phải chịu tổn thất lớn trong mối quan hệ giữa nước này với Triều Tiên, trong bối cảnh Trung Quốc là một trong số ít những nước vẫn có mối quan hệ hữu nghị với Bình Nhưỡng, và là đối tác thương mại lớn nhất đối với Triều Tiên. Trong họp báo chung với người đồng cấp Mông Cổ tại Bắc Kinh ngày 4-12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc “có quan điểm cởi mở đối với các giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhưng các bên nên tiến hành tham vấn”.
Đây là cuộc tập trận trên không thường niên nhưng có quy mô lớn chưa từng thấy với Hàn Quốc, khi lần đầu tiên 6 máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ sẽ tham gia với 230 máy bay chiến đấu được huy động từ các căn cứ không quân Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng khoảng 12.000 binh sĩ Mỹ. Cuộc tập trận được tiến hành với nhiều kịch bản, như mô phỏng tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu hạt nhân và tên lửa giả định của Triều Tiên.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 4-12 nhấn mạnh, cuộc tập trận lần này nhằm mục đích tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc vào mọi thời điểm và trong mọi điều kiện thời tiết. Cùng ngày, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã lên tiếng phản bác lời cáo buộc của Triều Tiên và nhấn mạnh rằng cuộc tập trận chỉ mang tính phòng vệ. Trước đó, ngày 3-12, báo Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên đã đăng một bài xã luận, mô tả cuộc tập trận là “sự khiêu khích toàn lực và công khai nhằm vào Triều Tiên, có thể dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân bất cứ lúc nào”. Bài xã luận cũng gọi Mỹ và Hàn Quốc là “những kẻ hiếu chiến”. Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng cáo buộc Washington “muốn gây ra chiến tranh hạt nhân” bằng cuộc tập trận này.
Mỹ răn đe, Nga và Trung phản đối
Liên quan đến việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hôm 29-11, trả lời phỏng vấn của chương trình Fox News Sunday, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ H.R. McMaster cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ “giải quyết” mối đe dọa hạt nhân ngày càng gia tăng từ Triều Tiên bằng các hành động đơn phương nếu cần thiết.
Trong khi đó, trong một phiên họp toàn thể ngày 4-12, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết lên án việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Nhật Bản. Nghị quyết cũng kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Triều Tiên, sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ cũng như thực thi các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho người dân Nhật Bản.
Trái với Tokyo và Mỹ, với cuộc tập trận Vigilant, Mátxcơva lên án các hành động khiêu khích của Mỹ đối với Triều Tiên cũng như những nỗ lực của Washington nhằm lôi kéo Tokyo và Seoul dính líu vào những hành động khiêu khích, đồng thời nhấn mạnh rằng Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là những nạn nhân đầu tiên trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Phát biểu với đài STV của Belarus, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng lưu ý rằng Bình Nhưỡng đã kiềm chế không phóng tên lửa hơn 2 tháng trước khi diễn ra vụ phóng mới nhất vừa qua.
Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ việc Washington gây sức ép với Bắc Kinh nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với các chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định rằng “Trung Quốc đã cố gắng hết sức”. Theo China Daily, cho đến nay, Trung Quốc đã tham gia các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc cho dù phải chịu tổn thất lớn trong mối quan hệ giữa nước này với Triều Tiên, trong bối cảnh Trung Quốc là một trong số ít những nước vẫn có mối quan hệ hữu nghị với Bình Nhưỡng, và là đối tác thương mại lớn nhất đối với Triều Tiên. Trong họp báo chung với người đồng cấp Mông Cổ tại Bắc Kinh ngày 4-12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc “có quan điểm cởi mở đối với các giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhưng các bên nên tiến hành tham vấn”.