Đáng tiếc là bước vào thập niên 80 của thế kỷ trước, khi nhân loại đã vươn lên một trình độ mới của văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, số hóa, tự động hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới…, Đảng Cộng sản Liên Xô, nhất là những người lãnh đạo đứng đầu, đã đánh mất bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tha hóa về con người cá nhân do tham vọng quyền lực, chạy theo danh vọng, vật chất, dẫn tới kết cục làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà không hề có sự kháng cự từ bên trong. Đây là bài học vẫn còn nóng hổi, đắt giá cho những người cộng sản cầm quyền hiện nay.
Từ thực tiễn đó, bài học quan trọng về sự thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực Liên Xô đã được các nhà nghiên cứu rút ra. Đó là:
Thứ nhất, xem nhẹ và coi thường việc xây dựng, chỉnh đốn đảng theo những nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Nguyên tắc tập trung dân chủ đã bị vi phạm nghiêm trọng làm xuất hiện chủ nghĩa sùng bái cá nhân thời Stalin; chủ nghĩa cơ hội, xét lại thời Khrushov; chủ nghĩa quan liêu đặc quyền đặc lợi thời Brezhnev; sự nhợt nhạt chính trị thời Chernenko và đặc biệt là sự cơ hội chính trị, đầu hàng phản bội của Gorbachev cùng những người khác như Yeltsin, Yakovlev...
Các phần tử cá nhân này đã làm băng hoại đảng từ bên trong, biến Đảng Cộng sản Liên Xô thành một “đảng trị”, quan liêu xa rời quần chúng, sai lầm về đường lối và đây là nguyên nhân của thảm họa.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Liên Xô đã thể hiện sự trì trệ bảo thủ về tư duy kéo dài trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Thập niên 80 của thế kỷ trước, khi nhân loại đã bước vào một trình độ văn minh phát triển mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 thì Đảng Cộng sản Liên Xô, xã hội Xô Viết vẫn dừng lại ở văn minh cơ khí những thập niên 30, 40 của thế kỷ 20. Khi đảng “tiên phong” ở Liên Xô lạc hậu, tụt hậu so với trình độ văn minh của giai cấp công nhân thế giới thì việc tan rã, sụp đổ của Đảng và CNXH là một tất yếu khách quan.
Cách mạng Tháng Mười Nga là niềm cảm hứng sáng tạo khi trở thành ngọn cờ dẫn đường cho cách mạng Việt Nam.
Không có một con đường cách mạng nào là bằng phẳng, đầy hoa hồng. Hơn 87 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không tránh khỏi khuyết điểm. Với tinh thần phê bình, tự phê bình của Lênin, Đảng ta luôn dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Từ năm 1986 đến nay, đổi mới CNXH ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Bởi:
Thứ nhất, Đảng luôn luôn đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết thực tiễn cuộc cách mạng Việt Nam, kinh nghiệm hiện thực của CNXH trên thế giới và gắn với những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của thời cuộc, thời đại.
Thứ nhất, Đảng luôn luôn đổi mới tư duy về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết thực tiễn cuộc cách mạng Việt Nam, kinh nghiệm hiện thực của CNXH trên thế giới và gắn với những thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường của thời cuộc, thời đại.
Thứ hai, trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ, Đảng luôn lấy đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt; xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần xã hội; chăm lo bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ chiến lược. Quan điểm đúng đắn này của Đảng đã dẫn đến những kết quả, thành tựu to lớn của CNXH trong hiện thực mà quyết định là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, liên tiếp trong hai kỳ đại hội lần thứ XI và lần thứ XII, Đảng ta có 2 Nghị quyết Trung ương 4 tập trung cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Quan điểm “nói đi đôi với làm”, làm với quyết tâm chính trị cao, kiên quyết, kiên trì, vừa cấp bách, vừa lâu dài… đã đem lại những kết quả bước đầu rất tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mạnh lên và xác lập niềm tin vững chắc đối với Đảng trong nhân dân, trong xã hội.