Sau khi được Trung ương cho phép, Quảng Ninh đã thực hiện chủ trương nhất thể hóa các chức danh theo Đề án 25 và Nghị quyết số 19-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (ngày 3-3-2015) về “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”. Là tỉnh đầu tiên thực hiện thí điểm nhất thể hóa các chức danh đến cấp quận huyện, Đề án 25 của Quảng Ninh đã góp phần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện.
Quyết liệt nhất thể hóa
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, sau khi Trung ương cho phép, Quảng Ninh đã tiến hành nhất thể hóa chức danh ở một số địa phương. Đầu tiên là cấp phường xã, tiếp đó là cấp quận huyện. Đồng thời rà soát, tiến hành hợp nhất một số cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn chính quyền cùng cấp, có nhiệm vụ tương đồng.
Công việc này được tiến hành theo hướng, sử dụng cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc chung trụ sở, chung công việc, nhưng vẫn sử dụng 2 con dấu để đáp ứng yêu cầu công việc.
Đây là công việc phức tạp, nhưng Quảng Ninh quyết tâm làm được bởi sự đồng lòng của các cấp ủy và nhân dân ủng hộ. Tỉnh đã tiến hành rà soát lại bộ máy tổ chức và biên chế của từng cơ quan để sắp xếp lại, đào tạo và phân công nhiệm vụ phù hợp, đúng với cơ cấu ngạch bậc, vị trí việc làm hiện nay. Quan trọng hơn, xây dựng và ban hành quy chế vận hành, quy trình xử lý công việc để gắn kết các nhóm nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng tương đồng. Tại Quảng Ninh, ở những huyện đã hợp nhất chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND huyện, các huyện đó đã tiến hành hợp nhất tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ, cơ quan ủy ban kiểm tra với thanh tra, văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND, UBND...
Công tác này đã giúp Quảng Ninh dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu “một chức năng, một nhiệm vụ, trên một địa bàn, chỉ có một đơn vị thực hiện”, để tập trung hơn, có tính chuyên sâu hơn, tăng tính hiệu quả, sáng tạo và sự tự chủ cho các cơ quan, cũng như mỗi cán bộ!
Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh, đến tháng 6-2017, toàn tỉnh đã thực hiện kiêm nhiệm, nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu cấp ủy và chính quyền ở tất cả các địa phương trên địa bàn. Trong đó, thực hiện Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện tại 2 địa phương (Cô Tô, Tiên Yên); Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện tại 7/14 địa phương; Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã ở 75/186 xã. Ở cơ sở, toàn tỉnh đã có 1.531/1.547 đảng viên đang làm trưởng thôn, bản, khu phố.
Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ninh, đến tháng 6-2017, toàn tỉnh đã thực hiện kiêm nhiệm, nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu cấp ủy và chính quyền ở tất cả các địa phương trên địa bàn. Trong đó, thực hiện Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp huyện tại 2 địa phương (Cô Tô, Tiên Yên); Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện tại 7/14 địa phương; Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã ở 75/186 xã. Ở cơ sở, toàn tỉnh đã có 1.531/1.547 đảng viên đang làm trưởng thôn, bản, khu phố.
Sau kỳ đại hội chi bộ ở cơ sở xong, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến hết năm 2018 đạt 100% thôn, bản, khu phố thực hiện nhất thể hóa hai chức danh Bí thư chi bộ và trưởng thôn, bản, khu phố.
Đồng thời, nhất thể hóa các chức danh người đứng đầu các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp huyện như: Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ ở 10/14 địa phương (71,4%); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra ở 9/14 địa phương (64%); Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ ở 10/14 địa phương (71,4%); Trưởng (Phó) Ban tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở 13/14 địa phương (92,8%)... Đặc biệt, cùng với thực hiện nhất thể hóa các chức danh, tỉnh cũng đã thí điểm thành lập cơ quan tham mưu giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở 13/14 đơn vị cấp huyện; đã ban hành quy chế làm việc và thống nhất các hoạt động chung.
Hiệu quả và những tâm tư
Tại thành phố Cẩm Phả, Phó Bí thư Thành ủy Đỗ Thị Bính cho biết, Cẩm Phả đã nhất thể hóa chức danh Bí thư Thành ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy cơ quan chính quyền thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra thành phố, Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Ở cấp phường xã, Cẩm Phả hiện có 8 Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND và 5 Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND. 178/178 thôn, bản, khu phố hiện nay Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố.
Theo đồng chí Đỗ Thị Bính, khó khăn nhất trong quá trình “nhất thể hóa” là công tác cán bộ, phải tìm được người có năng lực và phẩm chất chính trị. Bởi không phải ai cũng làm việc kiêm nhiệm được. Đã có trường hợp Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường, nhưng sau một thời gian công tác, lãnh đạo thành phố Cẩm Phả buộc phải dừng, điều chỉnh không để trường hợp đó kiêm nhiệm nữa do không đáp ứng được yêu cầu công tác.
Hiệu quả và những tâm tư
Tại thành phố Cẩm Phả, Phó Bí thư Thành ủy Đỗ Thị Bính cho biết, Cẩm Phả đã nhất thể hóa chức danh Bí thư Thành ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy cơ quan chính quyền thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra thành phố, Trưởng ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Ở cấp phường xã, Cẩm Phả hiện có 8 Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND và 5 Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND. 178/178 thôn, bản, khu phố hiện nay Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố.
Theo đồng chí Đỗ Thị Bính, khó khăn nhất trong quá trình “nhất thể hóa” là công tác cán bộ, phải tìm được người có năng lực và phẩm chất chính trị. Bởi không phải ai cũng làm việc kiêm nhiệm được. Đã có trường hợp Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường, nhưng sau một thời gian công tác, lãnh đạo thành phố Cẩm Phả buộc phải dừng, điều chỉnh không để trường hợp đó kiêm nhiệm nữa do không đáp ứng được yêu cầu công tác.
Trả lời phóng viên Báo SGGP, cơ chế nào để kiểm soát quyền lực và trách nhiệm các đồng chí Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường xã, đồng chí Đỗ Thị Bính thừa nhận, đây là vấn đề được dư luận quan tâm cũng như Ban Thường vụ Thành ủy trăn trở nhất và đó cũng là nguyên nhân mà Cẩm Phả mới chỉ có 5 đồng chí Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND phường xã. “Ngoài cơ quan chuyên môn như kiểm tra - thanh tra, thì công tác này còn được chúng tôi thực hiện qua hoạt động của HĐND, phản ánh của các tổ chức chính trị xã hội, qua tiếp xúc, lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Công tác cán bộ đúng là rất khó, tìm được cán bộ để thực hiện kiêm nhiệm 2 chức danh chủ chốt càng khó. Tuy nhiên qua thực tế Cẩm Phả cho thấy, có cán bộ, có chuẩn bị tốt thì việc kiêm nhiệm làm được và làm tốt...” - đồng chí Đỗ Thị Bính chia sẻ.
Tại phường Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả), Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Trương Văn Pha cho biết, trước khi thực hiện Đề án 25, phường có 24 cán bộ công chức và 17 người hoạt động không chuyên trách, số người hoạt động không chuyên trách ở các khu phố (có 17 khu) là hơn 500 người. Hiện nay, số cán bộ, công chức của phường giảm còn là 21 người, số người hoạt động không chuyên trách ở phường là 13 người và số hoạt động không chuyên trách ở khu phố còn 132 người. Đồng chí Trương Văn Pha cho biết, so với 2014, năm 2016, Quang Hanh đã tiết kiệm được 462 triệu đồng ngân sách chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở khu phố.
Tại phường Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả), Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường Trương Văn Pha cho biết, trước khi thực hiện Đề án 25, phường có 24 cán bộ công chức và 17 người hoạt động không chuyên trách, số người hoạt động không chuyên trách ở các khu phố (có 17 khu) là hơn 500 người. Hiện nay, số cán bộ, công chức của phường giảm còn là 21 người, số người hoạt động không chuyên trách ở phường là 13 người và số hoạt động không chuyên trách ở khu phố còn 132 người. Đồng chí Trương Văn Pha cho biết, so với 2014, năm 2016, Quang Hanh đã tiết kiệm được 462 triệu đồng ngân sách chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở khu phố.
Bí thư kiêm Chủ tịch xã Cộng Hòa (thành phố Cẩm Phả) Hà Văn Công cũng cho biết, sau khi thực hiện Đề án 25, xã Cộng Hòa mỗi năm đã tiết kiệm được khoảng 160 triệu đồng tiền ngân sách chi trả lương và phụ cấp cho cán bộ trên địa bàn. Hiện nay, xã có 18 cán bộ và 3 hợp đồng, so với định biên cấp xã (25 người) giảm được 4 người; 9/9 thôn, mỗi cán bộ đảm nhiệm 2-3 chức danh, qua đó giảm được 9 cán bộ thôn. Cả đồng chí Trương Văn Pha và đồng chí Hà Văn Công đều cho biết, khi thực hiện Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở được thực hiện đồng bộ, kịp thời hơn, tạo sự thống nhất giữa chủ trương của cấp ủy và với chương trình hành động của UBND. Quá đó, khắc phục được tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, mất đoàn kết giữa Bí thư và Chủ tịch UBND. Công tác nhất thể hóa cũng đã giảm được bộ máy, giảm biên chế, giảm được số lượng các cuộc họp giữa cấp ủy, UBND với khu phố, giảm được chi phí trả lương, tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức họp hành… phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước.
Đồng chí Hà Văn Công chia sẻ, trước đây, ở xã Cộng Hòa, một gia đình nuôi được một đàn gà, sẽ có nhiều tổ chức (phụ nữ, đoàn thanh niên, khuyến nông, cựu chiến binh…) báo cáo, nhưng sau khi thực hiện Đề án 25 với việc nhất thể hóa một số chức danh, 1 cán bộ đảm nhiệm 2 - 3 chức danh, việc báo cáo đàn gà từ thôn lên xã chỉ còn 1 tổ chức. Từ xã báo lên huyện cũng chỉ còn 1 tổ chức. Điều đó thể hiện tính chính xác cũng như sự sâu sát của cán bộ đối với nhân dân. Mọi người khi làm việc với Chủ tịch UBND xã tức là cũng đang làm việc với Bí thư xã. Mọi thông tin được nắm bắt chính xác, cụ thể hơn.
Đồng chí Hà Văn Công chia sẻ, trước đây, ở xã Cộng Hòa, một gia đình nuôi được một đàn gà, sẽ có nhiều tổ chức (phụ nữ, đoàn thanh niên, khuyến nông, cựu chiến binh…) báo cáo, nhưng sau khi thực hiện Đề án 25 với việc nhất thể hóa một số chức danh, 1 cán bộ đảm nhiệm 2 - 3 chức danh, việc báo cáo đàn gà từ thôn lên xã chỉ còn 1 tổ chức. Từ xã báo lên huyện cũng chỉ còn 1 tổ chức. Điều đó thể hiện tính chính xác cũng như sự sâu sát của cán bộ đối với nhân dân. Mọi người khi làm việc với Chủ tịch UBND xã tức là cũng đang làm việc với Bí thư xã. Mọi thông tin được nắm bắt chính xác, cụ thể hơn.
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu phố 3B (phường Quang Hanh) Vũ Đại Lương cũng đánh giá cao mô hình đó và khẳng định, mọi vấn đề, ý kiến của nhân dân giờ đều được tiếp nhận và xử lý nhanh hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, các đồng chí trên đều cho rằng, sau khi nhất thể hóa, công việc của mỗi cán bộ nhiều hơn, yêu cầu công tác đòi hỏi cao hơn, nhưng chính sách đãi ngộ, tiền lương vẫn còn thấp, chưa động viên được cán bộ.
Được biết các trường hợp Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng thôn bản, khu phố ở Cẩm Phả hiện nay, tất cả tiền phụ cấp mỗi tháng chưa đến 2 triệu đồng. “Đề nghị Trung ương nghiên cứu ban hành hoặc sửa đổi các văn bản cần thiết, tạo khung pháp lý đầy đủ cho việc nhất thể hóa, để tạo sự đồng thuận trong bộ máy tổ chức khi thực hiện, đồng thời triển khai trong phạm vi cả nước. Trung ương cũng cần xem xét xây dựng, điều chỉnh lại chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực khuyến khích cán bộ cơ sở làm việc tốt trong mọi hoàn cảnh, phát huy hết năng lực” - đồng chí Trương Văn Pha kiến nghị!