Chuyển đổi cơ cấu năng lượng
Trong cơ cấu nguồn điện quốc gia, nhiệt điện và thủy điện vẫn là 2 nguồn chủ yếu, chiếm 75% - 80%. Dự kiến, lượng than tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện năm 2020 là 63 triệu tấn, năm 2025 là 95 triệu tấn và đến năm 2030 lên đến 129 triệu tấn than. Thế nhưng, từ một nước xuất khẩu than với số lượng lớn, hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu than cũng với số lượng… đang lớn dần. Thông tin từ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cho hay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã phải nhập khẩu 4,6 triệu tấn than, phần lớn là sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện. Như vậy, nguồn điện đã một phần phụ thuộc vào thị trường nhiên liệu thế giới. Trong khi đó, nhiệt điện đang được cho là có những tác động xấu cho môi trường và sức khỏe con người. Theo tính toán của các chuyên gia đến từ Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thì đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra bởi nhiệt điện có thể lên đến 9 tỷ USD, thiệt hại về mưa axít khoảng 730 triệu USD và chi phí liên quan đến vấn đề sức khỏe do ảnh hưởng của các loại bụi SO2, NOx khoảng 630 triệu USD.
Hiện tượng phát triển thủy điện ồ ạt như thời gian qua cũng đang để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế - xã hội đất nước: phá rừng phòng hộ đầu nguồn gây ra lũ ống, lũ quét; xả lũ mất kiểm soát khiến người dân hạ nguồn sống trong nơm nớp lo sợ; tranh chấp nguồn nước giữa các địa phương hạ du... Trước các tác động của biến đổi khí hậu, các dự án thủy điện cũng bị ảnh hưởng do lượng mưa giảm, dòng chảy giảm, sản lượng điện ước giảm 25% - 30%.
Đó là các thiệt hại không thể khắc phục hay bù đắp. Vì thế, đã có nhiều ý kiến đề xuất thay đổi cơ cấu năng lượng quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo lên cao hơn để đảm bảo an ninh năng lượng.
“Cuộc đua” về giá
Rào cản lớn nhất cho sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là chi phí đầu tư. Một thời gian dài, điện từ nhiệt điện và thủy điện được xem là nguồn năng lượng giá rẻ, nhưng sau những tác động khủng khiếp trong quá trình vận hành, thế giới đang nhìn nhận lại quan điểm này. Bởi lẽ, chi phí đầu tư cho nhiệt điện và thủy điện hiện nay chưa tính đủ các thiệt hại về lâu dài như mất rừng, phát thải ô nhiễm cao…, nên đó chưa phải là chi phí thực. Xu hướng các các nhà đầu tư trên thế giới bắt đầu e dè hơn trong việc rót vốn vào các nhà máy nhiệt điện cũng như có những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ hơn trong việc đánh giá tác động môi trường - xã hội đối với những dự án thủy điện.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Sáng tạo xanh (Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam), cơ chế bù giá cho nhiên liệu hóa thạch hiện đã chấm dứt, than cấp cho nhiệt điện than đã theo giá thị trường. Giá điện tại một số nhà máy như Mạo Khê, Cẩm Phả… trước kia khoảng 3,7 - 4,2 UScent/kWh, thì sau khi bỏ cơ chế bù giá, đã tăng lên tới 5,5 - 6,5 UScent/kWh. Riêng các nhà máy sử dụng than nhập khẩu như Long Phú 1, Sông Hậu 2…, giá điện đã tăng tới 8,38 UScent/kWh. Nếu tính giá than hàng năm tăng 2% và có tính tới khả năng đánh thuế carbon cho nhiệt điện, thì giá thành quy đổi của nhiệt điện than sẽ tăng lên mức 10,4 - 1 UScent/kWh.
Trong khi đó, những phát minh, cải tiến về kỹ thuật công nghệ đang giúp cải tạo năng suất của các dự án năng lượng tái tạo, từ đó giúp giảm giá thành. Theo báo cáo mới nhất của cơ quan năng lượng Mỹ, giá turbine gió giảm (còn khoảng 800 - 1.100 USD/kW) đã làm giảm chi phí lắp đặt dự án. Năm 2016, chi phí lắp đặt dự án phong điện trung bình chỉ mất khoảng 1.590 USD/kW, giảm 780 USD/kW so với giai đoạn 2009 - 2010. Từ đó, giá điện tiếp tục giảm sâu, từ giai đoạn đỉnh điểm giá 7 cent/kWh vào năm 2009 hiện đã xuống còn 2 cent/kWh.
Tại Việt Nam, nếu cách đây 5 - 6 năm, lắp đặt hệ thống pin mặt trời công suất khoảng 2kWp cho hộ gia đình, chi phí khoảng 100 - 150 triệu đồng thì hiện nay đã giảm xuống phân nửa. Theo phân tích của GS David Dapice, Đại học Harvard (Mỹ), một nhà máy điện mặt trời có chi phí đầu tư từ 800 - 1.000 USD/kW và lãi suất 3,5%/năm, thậm chí là 6%/năm và được tài trợ trong 15 năm đều có thể sản xuất điện với giá chưa đến 5 cent/kWh. Tháng 4-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam, trong đó quy định giá quang điện đối với dự án nối lưới và dự án trên mái nhà được chốt ở mức 2.086 đồng/kWh. Chưa kể, nhiều ngân hàng hiện cũng quan tâm đến các dự án năng lượng sạch nên thủ tục cũng dễ dàng hơn, mức lãi suất ưu đãi hơn. Bước đầu cho thấy, khả năng cạnh tranh về giá giữa năng lượng tái tạo với các nguồn năng lượng truyền thống đã khả thi hơn.
Trong cơ cấu nguồn điện quốc gia, nhiệt điện và thủy điện vẫn là 2 nguồn chủ yếu, chiếm 75% - 80%. Dự kiến, lượng than tiêu thụ cho các nhà máy nhiệt điện năm 2020 là 63 triệu tấn, năm 2025 là 95 triệu tấn và đến năm 2030 lên đến 129 triệu tấn than. Thế nhưng, từ một nước xuất khẩu than với số lượng lớn, hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu than cũng với số lượng… đang lớn dần. Thông tin từ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cho hay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã phải nhập khẩu 4,6 triệu tấn than, phần lớn là sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện. Như vậy, nguồn điện đã một phần phụ thuộc vào thị trường nhiên liệu thế giới. Trong khi đó, nhiệt điện đang được cho là có những tác động xấu cho môi trường và sức khỏe con người. Theo tính toán của các chuyên gia đến từ Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thì đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra bởi nhiệt điện có thể lên đến 9 tỷ USD, thiệt hại về mưa axít khoảng 730 triệu USD và chi phí liên quan đến vấn đề sức khỏe do ảnh hưởng của các loại bụi SO2, NOx khoảng 630 triệu USD.
Hiện tượng phát triển thủy điện ồ ạt như thời gian qua cũng đang để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế - xã hội đất nước: phá rừng phòng hộ đầu nguồn gây ra lũ ống, lũ quét; xả lũ mất kiểm soát khiến người dân hạ nguồn sống trong nơm nớp lo sợ; tranh chấp nguồn nước giữa các địa phương hạ du... Trước các tác động của biến đổi khí hậu, các dự án thủy điện cũng bị ảnh hưởng do lượng mưa giảm, dòng chảy giảm, sản lượng điện ước giảm 25% - 30%.
Đó là các thiệt hại không thể khắc phục hay bù đắp. Vì thế, đã có nhiều ý kiến đề xuất thay đổi cơ cấu năng lượng quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo lên cao hơn để đảm bảo an ninh năng lượng.
“Cuộc đua” về giá
Rào cản lớn nhất cho sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là chi phí đầu tư. Một thời gian dài, điện từ nhiệt điện và thủy điện được xem là nguồn năng lượng giá rẻ, nhưng sau những tác động khủng khiếp trong quá trình vận hành, thế giới đang nhìn nhận lại quan điểm này. Bởi lẽ, chi phí đầu tư cho nhiệt điện và thủy điện hiện nay chưa tính đủ các thiệt hại về lâu dài như mất rừng, phát thải ô nhiễm cao…, nên đó chưa phải là chi phí thực. Xu hướng các các nhà đầu tư trên thế giới bắt đầu e dè hơn trong việc rót vốn vào các nhà máy nhiệt điện cũng như có những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ hơn trong việc đánh giá tác động môi trường - xã hội đối với những dự án thủy điện.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Sáng tạo xanh (Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam), cơ chế bù giá cho nhiên liệu hóa thạch hiện đã chấm dứt, than cấp cho nhiệt điện than đã theo giá thị trường. Giá điện tại một số nhà máy như Mạo Khê, Cẩm Phả… trước kia khoảng 3,7 - 4,2 UScent/kWh, thì sau khi bỏ cơ chế bù giá, đã tăng lên tới 5,5 - 6,5 UScent/kWh. Riêng các nhà máy sử dụng than nhập khẩu như Long Phú 1, Sông Hậu 2…, giá điện đã tăng tới 8,38 UScent/kWh. Nếu tính giá than hàng năm tăng 2% và có tính tới khả năng đánh thuế carbon cho nhiệt điện, thì giá thành quy đổi của nhiệt điện than sẽ tăng lên mức 10,4 - 1 UScent/kWh.
Trong khi đó, những phát minh, cải tiến về kỹ thuật công nghệ đang giúp cải tạo năng suất của các dự án năng lượng tái tạo, từ đó giúp giảm giá thành. Theo báo cáo mới nhất của cơ quan năng lượng Mỹ, giá turbine gió giảm (còn khoảng 800 - 1.100 USD/kW) đã làm giảm chi phí lắp đặt dự án. Năm 2016, chi phí lắp đặt dự án phong điện trung bình chỉ mất khoảng 1.590 USD/kW, giảm 780 USD/kW so với giai đoạn 2009 - 2010. Từ đó, giá điện tiếp tục giảm sâu, từ giai đoạn đỉnh điểm giá 7 cent/kWh vào năm 2009 hiện đã xuống còn 2 cent/kWh.
Tại Việt Nam, nếu cách đây 5 - 6 năm, lắp đặt hệ thống pin mặt trời công suất khoảng 2kWp cho hộ gia đình, chi phí khoảng 100 - 150 triệu đồng thì hiện nay đã giảm xuống phân nửa. Theo phân tích của GS David Dapice, Đại học Harvard (Mỹ), một nhà máy điện mặt trời có chi phí đầu tư từ 800 - 1.000 USD/kW và lãi suất 3,5%/năm, thậm chí là 6%/năm và được tài trợ trong 15 năm đều có thể sản xuất điện với giá chưa đến 5 cent/kWh. Tháng 4-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam, trong đó quy định giá quang điện đối với dự án nối lưới và dự án trên mái nhà được chốt ở mức 2.086 đồng/kWh. Chưa kể, nhiều ngân hàng hiện cũng quan tâm đến các dự án năng lượng sạch nên thủ tục cũng dễ dàng hơn, mức lãi suất ưu đãi hơn. Bước đầu cho thấy, khả năng cạnh tranh về giá giữa năng lượng tái tạo với các nguồn năng lượng truyền thống đã khả thi hơn.
Cùng với TPHCM, các tỉnh lân cận cũng đang có những kế hoạch sôi động kêu gọi đầu tư vào hệ thống điện mặt trời. Tại cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM, ông Huỳnh Anh Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh đã rà soát tiềm năng bức xạ mặt trời, từ đó quy hoạch diện tích lên đến 500ha để đầu tư các dự án điện mặt trời. Tỉnh Long An cũng đã thu hút được 2 dự án điện mặt trời với tổng công suất 140MW.
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 thì tổng công suất lắp đặt nguồn điện mặt trời, gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà, đạt khoảng 850MW vào năm 2020, khoảng 4.000MW vào năm 2025 và 12.000MW vào năm 2030.
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 thì tổng công suất lắp đặt nguồn điện mặt trời, gồm cả nguồn tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà, đạt khoảng 850MW vào năm 2020, khoảng 4.000MW vào năm 2025 và 12.000MW vào năm 2030.