Hiểm nguy rình rập
Chúng tôi về làng biển Phương Diên (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khi cơn bão số 11 vừa tan, bầu trời u ám, những cột sóng biển cao hơn 2m dồn dập đánh sát mép làng nhưng người dân vẫn đánh thuyền ra khơi, dù ở ngôi làng nhỏ bé này hầu như năm nào cũng có tiếng khóc của người vợ ngóng chồng, người mẹ đợi con đi biển nhưng mãi mãi không về.
Trong số những vụ tai nạn thời gian gần đây, kinh hoàng nhất là thuyền đánh cá TTH- 40498, vừa ra khơi vài giờ đồng hồ đã bị sóng dữ bất ngờ đánh vỡ nát khoang thuyền tại vùng biển Chân Mây, khiến 4/5 ngư dân trên thuyền là Nguyễn Thanh Câu, Trần Nô, Hồ Chạy và Trần Chương thiệt mạng, còn ngư dân Nguyễn Duân may mắn trôi dạt vào bờ nên được cứu sống.
Tình trạng tai nạn do ngư dân liều mình đẩy thuyền ra khơi mùa biển động ở các xã bãi ngang ven biển các tỉnh, thành miền Trung ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thuận với những khoang thuyền đầy ắp cá tôm ấy luôn đi kèm rủi ro rình rập, có khi phải bỏ lại mạng sống nơi biển cả mà bất kỳ ngư dân nào cũng biết. Nhưng vì đôi vai đang nặng gánh cơm áo nơi quê nhà, họ đành chấp nhận cuộc mưu sinh đầy gian khổ giữa trùng khơi.
Ngư dân Võ Lai, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi tâm tư, tôi theo bố mẹ bắt đầu đi biển từ cuối năm 1995. So với hơn 20 năm về trước, số lượng tàu cá trong vùng tăng gấp 3, 4 lần và công suất tăng bình quân gấp 6, 7 lần, nhưng điều đáng buồn là hầu hết các tàu cá đều có công suất rất nhỏ, trang bị thô sơ, chủ yếu đánh cá ở vùng nước nông. Ngư dân ra biển theo đuôi con cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thủy triều, con nước, hướng gió để đánh bắt. Ra khơi bây giờ có đến hai nỗi lo, lo đối mặt với sóng gió và lo tàu bè của mình nhỏ bé, đi đơn lẻ và thường bị rập rình từ những tàu vỏ thép của nước ngoài to lớn gấp nhiều lần, lại hung hãn và sẵn sàng đâm, va thô bạo để lấn chiếm ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung.
Câu chuyện mà các ngư dân hiện quan tâm nhất là mau chóng mua sắm thêm ngư lưới cụ, tìm hiểu cách thức làm thủ tục vay vốn ngân hàng để nâng cấp công suất tàu thuyền cho những chuyến vươn khơi tiếp theo. Nhưng trước mắt, phải đầu tư hệ thống radar. Bởi ngoài chức năng dẫn đường trong điều kiện sương mù, mưa lớn khiến tầm quan sát trên biển hạn chế, radar sẽ báo động giúp ngư dân khi gặp các vật nguy hiểm, hay các tàu khác tiếp cận, hoặc lưới cụ bị mất do các tàu vướng kéo…
Ngư dân Phan Văn Giàu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế phân tích, bà con ngư dân vẫn lẩn quẩn với nghề khai thác các loại cá nục, trích, hố, bánh lái... giá trị kinh tế thấp. Những loại ngư cụ đánh bắt hải sản giá trị kinh tế cao còn hạn chế. Nghề câu cá ngừ đại dương bằng công nghệ hiện đại, mỗi chuyến biển thu về cả tỷ đồng mới chỉ xuất hiện hiếm hoi ở một số tỉnh Nam Trung bộ.
Tương tự, ngư dân Ngô Văn Thành ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị phân trần: “Các thiết bị, công nghệ hỗ trợ đánh bắt đã rất xưa. Hệ thống đèn chiếu sáng chạy bằng dầu, chi phí nhiên liệu cao, chiếm đến 40% chi phí/chuyến biển. Máy dò cá lạc hậu, phát hiện được luồng cá nhưng không thể bám đuổi để đánh bắt. Bên cạnh đó, công nghệ bảo quản hải sản ướp đá trong khoang tàu truyền thống làm giảm đến 20% giá trị sản lượng. Tàu chở cá cập bờ còn đối mặt với cảng cá, bến cá quá tải, xuống cấp; luồng lạch bồi lắng gây mất rất nhiều thời gian và tăng chi phí xăng dầu, thậm chí có tàu cá bị mắc cạn ra không được mà vô bờ cũng chẳng xong, dù đang là chính vụ đánh bắt…”.
Vươn khơi bằng tàu hiện đại
Gặp lại chúng tôi, ngư dân Trần Văn Chiến là chủ tàu số hiệu TTH-99999.TS, tàu vỏ thép đóng mới đầu tiên tại Thừa Thiên - Huế, vừa hoàn thành chuyến đánh bắt hải sản trở về với khoang tàu đầy ắp, cười tươi nói: “Chuyến này đánh bắt tận vùng biển Trường Sa, kéo dài hơn một tháng và trúng đậm mẻ cá thu. Từ ngày hạ thủy tàu vỏ thép đến nay đã ra khơi được 5 chuyến xa bờ (mỗi chuyến từ 20-30 ngày), trừ các khoản chi chí, trả công lao động 60-70 triệu đồng/thuyền viên, còn lãi gần một tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực để tôi và các thuyền viên có động lực bám biển”.
Chúng tôi về làng biển Phương Diên (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khi cơn bão số 11 vừa tan, bầu trời u ám, những cột sóng biển cao hơn 2m dồn dập đánh sát mép làng nhưng người dân vẫn đánh thuyền ra khơi, dù ở ngôi làng nhỏ bé này hầu như năm nào cũng có tiếng khóc của người vợ ngóng chồng, người mẹ đợi con đi biển nhưng mãi mãi không về.
Trong số những vụ tai nạn thời gian gần đây, kinh hoàng nhất là thuyền đánh cá TTH- 40498, vừa ra khơi vài giờ đồng hồ đã bị sóng dữ bất ngờ đánh vỡ nát khoang thuyền tại vùng biển Chân Mây, khiến 4/5 ngư dân trên thuyền là Nguyễn Thanh Câu, Trần Nô, Hồ Chạy và Trần Chương thiệt mạng, còn ngư dân Nguyễn Duân may mắn trôi dạt vào bờ nên được cứu sống.
Tình trạng tai nạn do ngư dân liều mình đẩy thuyền ra khơi mùa biển động ở các xã bãi ngang ven biển các tỉnh, thành miền Trung ngày càng gia tăng. Tỷ lệ thuận với những khoang thuyền đầy ắp cá tôm ấy luôn đi kèm rủi ro rình rập, có khi phải bỏ lại mạng sống nơi biển cả mà bất kỳ ngư dân nào cũng biết. Nhưng vì đôi vai đang nặng gánh cơm áo nơi quê nhà, họ đành chấp nhận cuộc mưu sinh đầy gian khổ giữa trùng khơi.
Ngư dân Võ Lai, xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi tâm tư, tôi theo bố mẹ bắt đầu đi biển từ cuối năm 1995. So với hơn 20 năm về trước, số lượng tàu cá trong vùng tăng gấp 3, 4 lần và công suất tăng bình quân gấp 6, 7 lần, nhưng điều đáng buồn là hầu hết các tàu cá đều có công suất rất nhỏ, trang bị thô sơ, chủ yếu đánh cá ở vùng nước nông. Ngư dân ra biển theo đuôi con cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thủy triều, con nước, hướng gió để đánh bắt. Ra khơi bây giờ có đến hai nỗi lo, lo đối mặt với sóng gió và lo tàu bè của mình nhỏ bé, đi đơn lẻ và thường bị rập rình từ những tàu vỏ thép của nước ngoài to lớn gấp nhiều lần, lại hung hãn và sẵn sàng đâm, va thô bạo để lấn chiếm ngư trường truyền thống của ngư dân miền Trung.
Câu chuyện mà các ngư dân hiện quan tâm nhất là mau chóng mua sắm thêm ngư lưới cụ, tìm hiểu cách thức làm thủ tục vay vốn ngân hàng để nâng cấp công suất tàu thuyền cho những chuyến vươn khơi tiếp theo. Nhưng trước mắt, phải đầu tư hệ thống radar. Bởi ngoài chức năng dẫn đường trong điều kiện sương mù, mưa lớn khiến tầm quan sát trên biển hạn chế, radar sẽ báo động giúp ngư dân khi gặp các vật nguy hiểm, hay các tàu khác tiếp cận, hoặc lưới cụ bị mất do các tàu vướng kéo…
Ngư dân Phan Văn Giàu ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế phân tích, bà con ngư dân vẫn lẩn quẩn với nghề khai thác các loại cá nục, trích, hố, bánh lái... giá trị kinh tế thấp. Những loại ngư cụ đánh bắt hải sản giá trị kinh tế cao còn hạn chế. Nghề câu cá ngừ đại dương bằng công nghệ hiện đại, mỗi chuyến biển thu về cả tỷ đồng mới chỉ xuất hiện hiếm hoi ở một số tỉnh Nam Trung bộ.
Tương tự, ngư dân Ngô Văn Thành ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị phân trần: “Các thiết bị, công nghệ hỗ trợ đánh bắt đã rất xưa. Hệ thống đèn chiếu sáng chạy bằng dầu, chi phí nhiên liệu cao, chiếm đến 40% chi phí/chuyến biển. Máy dò cá lạc hậu, phát hiện được luồng cá nhưng không thể bám đuổi để đánh bắt. Bên cạnh đó, công nghệ bảo quản hải sản ướp đá trong khoang tàu truyền thống làm giảm đến 20% giá trị sản lượng. Tàu chở cá cập bờ còn đối mặt với cảng cá, bến cá quá tải, xuống cấp; luồng lạch bồi lắng gây mất rất nhiều thời gian và tăng chi phí xăng dầu, thậm chí có tàu cá bị mắc cạn ra không được mà vô bờ cũng chẳng xong, dù đang là chính vụ đánh bắt…”.
Vươn khơi bằng tàu hiện đại
Gặp lại chúng tôi, ngư dân Trần Văn Chiến là chủ tàu số hiệu TTH-99999.TS, tàu vỏ thép đóng mới đầu tiên tại Thừa Thiên - Huế, vừa hoàn thành chuyến đánh bắt hải sản trở về với khoang tàu đầy ắp, cười tươi nói: “Chuyến này đánh bắt tận vùng biển Trường Sa, kéo dài hơn một tháng và trúng đậm mẻ cá thu. Từ ngày hạ thủy tàu vỏ thép đến nay đã ra khơi được 5 chuyến xa bờ (mỗi chuyến từ 20-30 ngày), trừ các khoản chi chí, trả công lao động 60-70 triệu đồng/thuyền viên, còn lãi gần một tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực để tôi và các thuyền viên có động lực bám biển”.
Ngư dân Bình Định vận chuyển cá ngừ đại dương lên bờ
Cuối tháng 11-2016, tàu vỏ thép dài 28,9m, rộng 6,79m được thiết kế và chế tạo thỏa mãn yêu cầu đối với tàu biển cấp I (tiêu chuẩn Việt Nam) của gia đình ông Chiến hạ thủy và vươn khơi. Tàu có tốc độ di chuyển cao, tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình vận hành, tính ổn định tốt, làm cho việc đánh bắt thuận lợi hơn, sinh hoạt của thuyền viên dễ chịu hơn. Đặc biệt, kết cấu tàu vững chắc, có khả năng chịu va đập, sóng gió tốt. Tổng mức đầu tư tàu là 18,4 tỷ đồng, trong đó ông Chiến tự bỏ vốn 5%, còn lại ngân hàng cho vay 95% vốn để đóng mới tàu. “Lái tàu to, đánh bắt ở khơi xa là mơ ước của bất cứ người nào làm nghề biển. Tàu trang bị đầy đủ thiết bị hàng hải, liên lạc, đánh bắt, hầm chứa hải sản hiện đại nên cá tôm luôn tươi ngon, có giá trị kinh tế cao gấp từ 1,5 - 2 lần so với phương thức bảo quản bằng thuyền cũ trước đây”, ông Trần Văn Chiến trải lòng.
Để giúp ngư dân miền Trung yên tâm bám biển trước những khó khăn, bất trắc khi đánh bắt ở các vùng biển xa bờ, Nghị định 67 của Chính phủ thực sự đã đi vào cuộc sống. Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cho biết sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 67, đã có 27/28 tỉnh, thành phê duyệt danh sách, trong đó đã đóng mới 1.510 con tàu, với tổng số tiền cam kết cho vay đóng mới tàu cá là 9.931 tỷ đồng. Song quá trình thực hiện Nghị định 67 cũng bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy sản, vốn vay, thiết kế, thi công, công tác giám sát đóng mới tàu cá... Tương tự, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: “Chính sách tín dụng theo Nghị định 67 trên địa bàn so với các tỉnh khác đạt tỷ lệ thấp và đạt thấp so với kế hoạch đề ra (có 20/190 tàu, đạt khoảng 10,5% kế hoạch, đặc biệt là không có tàu dịch vụ hậu cần đủ điều kiện với công suất từ 400 CV trở lên). Nguyên nhân, quy trình, thủ tục vay vốn ngân hàng khá rườm rà, phức tạp, thời gian làm thủ tục kéo dài, làm cho ngư dân khó tiếp cận nguồn vốn vay. Vốn đối ứng ngư dân đăng ký tham gia đóng mới tàu rất lớn, với tàu vỏ gỗ đối ứng là 30%, với tàu vỏ thép, vật liệu mới là 5% (tàu sắt có tổng mức đầu tư phổ biến là 15-16 tỷ đồng và tàu gỗ từ 7-9 tỷ đồng). Có trường hợp, ngư dân phải bán cả tàu cá hiện có làm vốn đối ứng để được vay vốn đóng mới tàu theo Nghị định 67, thế nhưng các cơ quan chuyên môn thẩm định không đủ điều kiện cho vay vốn đóng tàu mới…”. Tại hội thảo “Sửa đổi Nghị định 67 - những vấn đề cần đặt ra” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN-PTNT và UBND TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức, nhiều đại biểu thống nhất cho rằng, Bộ NN-PTNT ban hành 21 mẫu thiết kế tàu vỏ thép nhưng hầu hết các tổ chức, cá nhân đóng mới tàu khai thác hải sản phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với kinh nghiệm và ngư trường nên tăng chi phí khoảng 50 triệu đồng/tàu và kéo dài thời gian thực hiện, dẫn đến chậm tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư. Cùng với đó, quá trình thực hiện đóng mới tàu cá vỏ thép đã có tới 40 tàu của ngư dân bị hỏng, trong đó nghiêm trọng nhất là 19 tàu ở Bình Định. Sự cố này đã ảnh hưởng đáng kể tới niềm tin của ngư dân vào chính sách của Nghị định 67.
Bất cập bảo hiểm tàu cá
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết việc Bộ Tài chính phê duyệt 4 doanh nghiệp bảo hiểm đủ điều kiện tham gia bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 và mỗi doanh nghiệp phụ trách một số tỉnh đã hạn chế sự lựa chọn của ngư dân khi tham gia bảo hiểm tàu cá. Đặc biệt, một số tàu cá có công suất máy từ 90 CV trở lên được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép khai thác thủy sản xa bờ đã mua bảo hiểm tàu cá đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Phú Yên, nhưng khi tàu gặp sự cố rủi ro, xảy ra tai nạn trên biển lại không được giải quyết bồi thường, với lý do tàu bị nạn ở vùng biển hạn chế cấp II. Đồng thời, cũng không giải quyết bồi thường đối với trường hợp thẩm định máy móc hư hỏng do hao mòn tự nhiên, gây bức xúc cho ngư dân.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết việc Bộ Tài chính phê duyệt 4 doanh nghiệp bảo hiểm đủ điều kiện tham gia bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 và mỗi doanh nghiệp phụ trách một số tỉnh đã hạn chế sự lựa chọn của ngư dân khi tham gia bảo hiểm tàu cá. Đặc biệt, một số tàu cá có công suất máy từ 90 CV trở lên được Chi cục Thủy sản cấp giấy phép khai thác thủy sản xa bờ đã mua bảo hiểm tàu cá đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh - Chi nhánh Phú Yên, nhưng khi tàu gặp sự cố rủi ro, xảy ra tai nạn trên biển lại không được giải quyết bồi thường, với lý do tàu bị nạn ở vùng biển hạn chế cấp II. Đồng thời, cũng không giải quyết bồi thường đối với trường hợp thẩm định máy móc hư hỏng do hao mòn tự nhiên, gây bức xúc cho ngư dân.