

Từ những bức ảnh mờ nhòe, cũ kỹ, hình ảnh các liệt sĩ được phục dựng rõ nét, trang nghiêm và được trao tận tay thân nhân như một món quà thiêng liêng. Mô hình “Phục dựng ảnh liệt sĩ” do Thành đoàn Đà Nẵng phát động không chỉ là hành động tri ân, mà còn góp phần lan tỏa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong thế hệ trẻ hôm nay.
Đó là lần đầu tiên trong đời, chúng tôi - những phóng viên của Báo Sài Gòn Giải Phóng có cơ hội ngồi trên chiếc trực thăng Mi-171 mang số hiệu 7839, bay từ TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) về TPHCM. Cũng là lần đầu tiên trong đời, chúng tôi được ngắm nhìn trung tâm thành phố từ trên cao, cùng với ánh mặt trời rực rỡ của những ngày tháng Tư lịch sử...
Suốt 40 năm qua, ông Lâm Văn Bảng (TP Hà Nội) đã vào Nam ra Bắc để tìm kiếm kỷ vật chiến tranh và mở Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Tâm nguyện của ông là để tri ân đồng đội và giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, trân trọng hòa bình.
Anh Lê Duy Bảo ở phường Hương Hồ, quận Thuận Hóa, TP Huế, bằng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú đã cất công tìm kiếm, gọt giũa để "tạo ngôn ngữ”, biến những viên đá vô tri thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mê hoặc người dân và du khách quốc tế.
Ông Nguyễn Đình Trọng (70 tuổi, ở thôn Tân Hòa, xã Vĩnh Hiền, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) được xem như “mãnh hổ” trông coi, gìn giữ nguyên vẹn Rú Lịnh - khu rừng nguyên sinh duy nhất ở đồng bằng Quảng Trị.
Dạy chữ viết K’Ho, nghệ thuật đánh cồng chiêng, múa xoang và vận động học sinh người dân tộc thiểu số mặc đồ thổ cẩm vào ngày đầu tuần… là cách làm của những người "đưa đò" ở Trường THCS Tân Thượng, huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) để gìn giữ văn hóa bản địa ngay dưới mái trường.
61 tuổi, cái tuổi đúng ra đã sắp được nghỉ ngơi, chăm lo sức khoẻ và vui vầy cùng con cháu thì ông Đinh Doãn Phi Hải vẫn một mình viết tiếp ước mơ khởi nghiệp, cùng thương hiệu đai bó gối Polaris.
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Trà Vinh chứng kiến sự thay đổi lớn. Từ những vườn dừa quen thuộc của miền Tây sông nước, một mô hình khởi nghiệp đầy sáng tạo đã ra đời.
Kể lại trận chung kết "thần sầu" với 4 cô gái Thái Lan ở Ấn Độ hôm 22-3, đội trưởng Nguyễn Thị Yến (tuyển Cầu mây Việt Nam) vẫn chưa hết nghẹn ngào, bởi lẽ xuất phát điểm của cô và các đồng đội vốn không được xếp vào diện ứng cử viên cho ngôi vô địch.
Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.
“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.
Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.
Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.
Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...
Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.
Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.
Các đồng nghiệp không quá bất ngờ khi PGS-TS Nguyễn Minh Tân (Đại học Bách khoa Hà Nội) được trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 - một giải thưởng danh giá dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam.
Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.
Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu